Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhận xét chủ trương của Đảng Quốc đại

By Valerie

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhận xét chủ trương của Đảng Quốc đại

0 bình luận về “Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhận xét chủ trương của Đảng Quốc đại”

  1. Để nhận xét chủ trương của Đảng Quốc đại so với quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, ta có thể chứng minh chủ trương của Đảng Quốc đại đúng đắn và sáng tạo như thế nào so với chủ nghĩa Mác Lê-nin? (câu này phân tích gần giống với câu chứng minh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một bản Cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo. Cách chứng minh tương tự, nhưng nội dung sẽ khác).

    Nhận xét:

    * Chủ trương của Đảng Quốc đại là đúng đắn:

    – Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách. Giai cấp tư sản yêu cầu thực dân Anh:

    + Nới rộng các điều kiện để họ tham gia các hội đồng tự trị.

    + Giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội.

    => Ta thấy, chủ trương đấu tranh ban đầu của Đảng Quốc đại là đấu tranh đòi quyền lợi dân chủ, đấu tranh giai cấp, chứ chưa nhấn mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc. Điều này khác với quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê-nin đưa ra là đấu tranh giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu.

    – Sau đó, do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái. Phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.

    – Với cao trào cách mạng 1905 – 1908, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

    => Sau cao trào này cho thấy, Đảng Quốc đại đã bắt đầu chủ trương đấu tranh giành độc lập dân tộc. Nó đã phát triển theo hướng đúng đắn, nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn của lịch sử Ấn Độ. Chủ trương này đã trở về theo đúng hướng của Chủ nghĩa Mác Lê-nin.

    * Chủ trương của Đảng Quốc đại sáng tạo:

    – Tính sáng tạo trong chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại thể hiện ở chỗ không giáo điều, dập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp như ở các nước phương Tây, mà có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh thực tế.

    – Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động, bất hợp tác, không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực.

    => Khác với chủ nghĩa Mác- Lênin nêu phương pháp đấu tranh vũ trang, bạo động. Điều này thể hiện sự sáng tạo trong chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại. Phương pháp đấu tranh hòa bình, bất bạo động hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của Ấn Độ. Một quốc gia đa tôn giáo, dân tộc, với sự phân chia đẳng cấp và tôn giáo cực kì sâu sắc.

    => Có thể khẳng định Chủ trương của Đảng Quốc đại thực sự đúng đắn và sáng tạo so với chủ nghĩa Mác Lê-nin vì: giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin.

    Trả lời

Viết một bình luận