Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Theo em, chỉ có những người nào trong xã hội đó mới thấu hiểu cảm thông sâu sắc đến thế với nỗi khổ nhiều bề của người lao động? Như vậy lời của bài ca dao này chính là lời của ai?
Theo em, trong xã hội xưa, khi mà chỉ có hai giai cấp là quan lại và nông dân thì người nông dân hiểu được nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn đến cùng cực của họ. Như vậy, ta có thể thấy, lời ca dao này chính là một lời than thân trách phận của những người lao động thấp cổ, bế họng.
– Theo em, chỉ có những người nông dân, những người bị bóc lột sức lao động trong xã hội đó mới thấu hiểu cảm thông sâu sắc đến thế với nỗi khổ nhiều bề của người lao động.
`=>` Như vậy lời của bài ca dao này chính là lời than thân, trách phận của những người nông dân lao động cực khổ dưới tầng lớp thống trị.