Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII

By Adalynn

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII

0 bình luận về “Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII”

  1.  1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII

    Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

    – Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

    Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

    + Thủy lợi được củng cố.

    Giống cây trồng ngày càng phong phú.

    + Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

    Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

    2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

    – Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

    Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    Khai mỏ – một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

    Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

    3. Sự phát triển của thương nghiệp.

    * Nội thương: Ở các thế kỷ XVI – XVIII buôn bán trong nước phát triển:

    Chợ làng, chợ huyện… xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

    Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

    Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để  bán ….

    * Ngoại thương phát triển mạnh.

    Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán  tấp nập:

    Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

    Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

    Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

    tinh-hinh-kinh-te-nuoc-ta-tu-the-ki-vi-viii

    Trả lời
  2. * Nông nghiệp:

    – Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

    – Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

    * Thủ công nghiệp:

    – Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

    – Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

    * Thương nghiệp:

    – Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

    – Xuất hiện thêm nhiều thành thị

    Trả lời

Viết một bình luận