Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm (Băng Sơn), em hãy viết lại thành một bài văn biểu cảm.KẸO MẦMMỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng

By Audrey

Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm (Băng Sơn), em hãy viết lại thành một bài văn biểu cảm.KẸO MẦMMỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng sẽ có một ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó trên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy.
Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to : ” Ai tóc rối đổi kẹo không ? “. Một bên thúng mà mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt, tóc rối … còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê.
Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đữa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khộng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ, hay của chị.
Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên… Mẹ bảo đó là kẹo mầm bằng cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.
Mẹ tôi đã mất. Chị tôi lấy chồng xa…
Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên : ” Ai đổi kẹo “, tôi lại tưởng tượng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…
Que kẹo mầm tuổi thơ….Mẹ ơi…Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.(Tác giả : Băng Sơn)

0 bình luận về “Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm (Băng Sơn), em hãy viết lại thành một bài văn biểu cảm.KẸO MẦMMỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng”

  1.    Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ đều là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ được. Tôi cũng vậy, mỗi khi nghe thấy tiếng rao quen thuộc ngoài cổng “Ai đổi kẹo”, trong lòng tôi dâng lên những kí ức tuổi thơ với “kẹo mầm”.

        Mẹ tôi hiện tại đã mất, chị thì đi lấy chồng xa, một mình tôi ở lại cảm giác thật cô đơn. Có lẽ đúng là chỉ còn những kỉ niệm thì mãi sống với thời gian. Ngày đấy mẹ tôi vẫn còn sống. Mẹ hay cầm lược chải dọc theo mái tóc, mềm mại như múa, thỉnh thoảng mẹ dừng lại vuốt những sợi tóc rụng theo lược, vo thành nắm nhỏ, giắt nó lên mái hiên nhà. Chị tôi cũng vậy, đúng là con gái thân yêu của mẹ, lớn lên tóc chị cũng dài và cũng làm giống y hệt như mẹ vậy. Lúc bấy giờ tôi còn là một cậu bé học cấp I, cứ tan học là đeo vội cái cặp sách đan bằng cói rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà, gọi toáng lên từ ngõ: “Mẹ ơi, con về rồi”. 
    Nghe tiếng rao của bà đổi kẹo, bọn trẻ con chúng tôi lại moi ra những búi tóc rối mang đi đổi kẹo. Kẹo đó làm bằng mạch nha làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì. Thứ đó gọi là Kẹo mầm. Chúng tôi ngồi chờ bà bán kẹo mầm với một tâm trạng háo hức không tả được. Bà lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt. Nó phồng lên trông rất to, đưa vào mồm ngậm lại là những sợi kẹo dính vào với nhau, lần nào tôi cũng cảm nhận được mùi thơm mát và ngọt lịm của Kẹo mầm.

       Cuộc sống hiện nay đã không còn những tiếng rao đổi kẹo, đổi kem như trước nữa nhưng đó mãi là ký ức đẹp nhất gắn liền với tuổi thơ của tôi.

    Trả lời

Viết một bình luận