Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ xOz = 45 độ , xOy = 90 độ a, Tính zOy ? b, tia Oz có phải tia phân giác của góc xOy không ? Vì sao c, Gọi Om

Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ xOz = 45 độ , xOy = 90 độ
a, Tính zOy ?
b, tia Oz có phải tia phân giác của góc xOy không ? Vì sao
c, Gọi Om là tia phân giác của góc xOz . Tính mOy
d, Gọi Ot là tia đối của tia Ox . Tính tOy ?

0 bình luận về “Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ xOz = 45 độ , xOy = 90 độ a, Tính zOy ? b, tia Oz có phải tia phân giác của góc xOy không ? Vì sao c, Gọi Om”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     a,Vì góc xOy > góc xOz nên suy ra tia OZ nằm giữa hai tia còn lại

    Suy ra ta có zOy +xOz =xOy

                         zOy +45°= 90°

                             zOy.    =90°- 45°

                              zOy    = 45°

    b,Tia OZ là tia phân giác của góc xOy vì nó nằm giữa Oy Oz và cách đều hai cạnh của góc xOy

    c,Vì Om là tia phân giác của góc xOz nên mOz +mOx=1/2 xOz=1/2 45°=22.5 °=>mOz +zOy=mOy 

          22.5°+45°=mOy

                  mOy=67.5°

    d,Vì Ot là tia đối của tia Ox nên xOt =180° suy ra xOy +tOy=180°

                                                                                           90° + tOy=180°

                                                                                             tOy         = 180°-90°

                                                                                               tOy.      = 90°

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     a. Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có xOz < xOy ( 45 độ< 90 độ)

       =>  tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy

    Do đó,   xOz+ zOy= xOy     =>  zOy= xOy- xOz= 90-45= 45 độ

    Vậy zOy= 45 độ

     b. Ta thấy :  xOz= 45 độ

                        zOy= 45 độ

           =>  xOz= zOy

    Mà theo câu a, tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy

     nên Oz là tia phân giác của xOy.

     Vậy Oz là tia phân giác của xOy.

     c.  Om là tia phân giác của xOz

     =>  xOm= mOz= xOz/2 = 45/2= 22.5 độ

       và ta cũng suy ra được Om nằm giữa  Ox, Oz   (1)

     Mặt khác, tia Oz nằm giữa tia Ox, Oy    (2)

      từ (1),(2) => tia Oz nằm giữa 2 tia Om, Oy

    Do đó, mOy= mOz+zOy= 22.5+ 45= 67.5 độ

    Vậy mOy= 67.5 độ

     d. Ot là tia đối tia Ox   => xOy và tOy là 2 góc kề bù

                                           => xOy+ tOy= 180 độ   =>   tOy= 180- xOy= 180-90= 90 độ

    Vậy tOy= 90 độ

       

    Bình luận

Viết một bình luận