Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873?

Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873?

0 bình luận về “Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873?”

  1. Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của ND ta từ 1858-1873.

    I.Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:

    1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:

    Từ giữa thế kỉ XIX, các nước Tư bản phương Tây (Pháp) đẩy mạnh xâm lược các quốc gia phương Đông để mở rộng thị trường, hệ thống thuộc địa.

    Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu TNTN, dân số đông và Chế độ PK Việt Nam đang suy yếu.

    – Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.

    2. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859:

    – Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng.

    – Quân dân ta dưới sự chỉ huy của của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến anh dũng chống trả.

    → Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được Bán Đảo Sơn Trà.

    3. Chiến sự ở Gia Định năm 1859:

    – Ngày 12-2-1859, Pháp → thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

    – Quần chúng nhân dân tiếp tục nổi dậy →Pháp khốn đốn.

    – Ngày 24-2-1861, Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng lấn lướt chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và Vĩnh Long.

    – Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

    II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858-1873:

    1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:

    Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh nổi dậy, phối hợp với quân triều đình chống giặc.

    – Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ.

    – Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công đã làm cho Pháp thất điên bát đảo, gặp nhiều thiệt hại.

    2. Kháng chiến lang rộng ra ba tỉnh miền Tây:

    a. Thái độ của triều đình nhà Huế:

    – Triều đình nhà Huế đã đàn áp phong trào nông dân ơi Trung Kì và Bắc Kì, ngăn cản phong trào của nhân dân ơi Năm Kì.

    – Do thái độ cầu hoà, do dự của triều đình, Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn nào.

    b. Phong trào đấu tranh chống Pháp ở 3 tỉnh miền Tây:

    – Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận tiến hành kháng chiến, nhiều căn cứ kháng chiến được lập nên: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Trà Vinh.

    – Một số bộ phận dùng văn thơ để lên án thực dân Pháp và tay sai, để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…

    Bình luận
  2. 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

    – Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp

    – Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 – 12 – 1861).

    – Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

    2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.

    – Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:

    + Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh…

    + Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn (1867)

    – Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:

    + Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh…

    + Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông…

    Bình luận

Viết một bình luận