Trình bày diễn biến, kết quả trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789? Chỉ ra những nết độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống q

By Athena

Trình bày diễn biến, kết quả trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789?
Chỉ ra những nết độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống quân Thanh?

0 bình luận về “Trình bày diễn biến, kết quả trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789? Chỉ ra những nết độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống q”

  1. Nguyên nhân:Lê Chiêu Thông sang cầu cứu nhà Thanh

    Diễn biến:

    -Cuối năm 1788,Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta

    -Thế mạnh của giặc,quân ta rút khỏi Thăng Long và lập phòng tuyến Tam Điệp-Biên Sơn(Ninh Bình-Thanh Hóa)

    -Giặc vào Thăng Long gây bao tội ác—>nhân dân căm thù cao độ

    b.Quang Trung đại phá quân Thanh(1789)

    Tiến quân ra Bắc

    12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc

    -Tuyển thêm quân,tổ chức duyệt binh lớn ở Vĩnh Long(Vinh-Nghệ An)

    -Làm lễ tuyên thệ,hạ quyết tâm đánh đuổi giặc

    -Vạch kế hoạch tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu—>cho quân sĩ ăn Tết trước

    -Diễn biến:

    -Đêm 30 Tết(âm lịch),quân ta vượt sông Gián Khẩu(sông Đáy),tiêu diệt địch ở đồn tiền tiêu

    -Đêm mồng 3 Tết,quân ta bí mật bao vây đồn Hà Hồi(Hà Nội)—->giặc hoảng sợ,xin hàng

    -Mồng 5 tết,ta đánh đồn Ngọc Hồi,Đống Đa,tiêu diệt toàn bộ quân địch

    -Kết quản:Quân Thanh đại bại,Sầm Nghi Đống tự tử,Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

    -ý nghĩa lịch sử

    -Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn,Trịnh,Lê

    -Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước,đặt nền tảng thống nhất quốc gia

    -Đánh tan quân xâm lược của Xiêm,Thanh,bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của nước ta.

    Tức là vào giai đoạn mà Tây Sơn mới làm chủ được vùng lãnh thổ phía nam Tổ quốc, sự câu kết giữa quân xâm lược Xiêm với quân bán nước Nguyễn Ánh làm cho so sánh lực lượng có lợi cho địch và bất lợi cho nghĩa quân. Trước sức tiến công mãnh liệt của 5 vạn quân Xiêm, quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

    Nghĩa quân Tây Sơn thực hành phản công, tiến công khi quân Xiêm đang trong thế tiến công, tuy về chính trị, thế của chúng đang mất dần. Chính vì vậy mà quân Xiêm không ngờ được Nguyễn Huệ sẽ quyết chiến với chúng ở ngay trên sông Tiền Giang, khi ông vừa hành quân từ Quy Nhơn vào. Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích. Không chỉ sáng suốt trong lựa chọn địa bàn tác chiến, Nguyễn Huệ và nghĩa quân còn giỏi trong nghi binh, tạo thời cơ và chọn thời điểm tiến công thích hợp. Thoạt đầu, Nguyễn Huệ mở một vài trận tập kích nhỏ, vừa để thăm dò, vừa khiến cho quân giặc tưởng lầm rằng lực lượng của Tây Sơn nhỏ yếu mà thêm chủ quan. Nguyễn Huệ lại giả vờ sai sứ sang điều đình ngừng chiến với Chiêu Tăng và Chiêu Sương và giả vờ xin hàng phục chúng, vừa để kích động thêm sự chủ quan vừa gây thêm mâu thuẫn giữa tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh. Vào đêm 18 rạng ngày 19/01, khi địch tấn công, một số thuyền quân Tây Sơn ra đánh chặn rồi giả thua, rút dần về phía Rạch Gầm – Xoài Mút nhằm dụ địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm tưởng ta yếu, thúc quân đuổi theo và trúng kế của Nguyễn Huệ. Thời điểm tác chiến lúc đó cũng đúng vào giai đoạn nước triều bắt đầu lên, càng tạo thêm thế mạnh cho sự tiến công của quân Tây Sơn. Do đó hiệu quả chiến đấu càng cao hơn.

    Trả lời
  2. Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

    + Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

    + Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

    + Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

    + Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

    – Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

    – Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

    – Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

    – Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

    – Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

    => Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

    NÉT ĐỘC ĐÁO:

    Như vậy, việc trang bị vũ khí mới, cải tiến vũ khí đã góp phần tạo yếu tố bất ngờ, làm địch không kịp trở tay, đối phó. Tuy nhiên, để tạo được bất ngờ cho địch bằng bất kỳ vũ khí nào, trước hết, phải biết phát huy đúng tính năng kỹ thuật và thành thạo về chiến thuật. Thắng lợi của quân đội Tây Sơn trong chiến thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 đã chứng tỏ vũ khí không phải là yếu tố quyết định thành bại trong tác chiến, nhưng càng có nhiều vũ khí mới, vũ khí cải tiến, tăng cường vũ khí, trang bị mạnh thì tính bất ngờ trong đánh địch càng cao, hiệu quả càng lơn:)

    Trả lời

Viết một bình luận