Trình bày đường đi, chức năng của thần kinh quay, thần kinh trụ? Áp dụng lâm sàng?

By Faith

Trình bày đường đi, chức năng của thần kinh quay, thần kinh trụ?
Áp dụng lâm sàng?

0 bình luận về “Trình bày đường đi, chức năng của thần kinh quay, thần kinh trụ? Áp dụng lâm sàng?”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Thần kinh quay:

    Đường đi: Thần kinh quay là nhánh cuối của bó sau đám rối thần kinh cánh tay. Nó đi qua cánh tay, ban đầu ở ô cánh tay sau sau đó đến ô cánh tay trước, và tiếp tục ở ô cẳng tay sau.

    Chức năng:
    – Nhánh nông của thần kinh quay chi phối cảm giác cho phần lớn mu bàn tay, da giữa ngón cái và ngón trỏ.

    – Thần kinh quay (và nhánh sâu) chi phối vận động cho các cơ ở ô cánh tay sau và ô cẳng tay sau.

    Ý nghĩa lâm sàng:

    – Tổn thương thần kinh quay ở các mức khác nhau gây ra ít nhiều các biểu hiện khác nhau: liệt cơ duỗi cẳng tay, liện các cơ duỗi và ngửa bàn tay, ngón tay; bàn tay bị kéo rủ xuống hình cổ cò, còn gọi là bàn tay rơi.

    Thần kinh trụ

    Đường đi:

    Cẳng tay:  Thần kinh trụ không đi trong hố trụ. Nó đi vào ô cẳng tay trước, giữa hai đầu của cơ gấp cổ tay trụ, đi dọc theo bờ ngoài của cơ này. Thần kinh trụ chạy giữa cơ gấp các ngón tay nông cơ gấp các ngón tay sâu. Gần cổ tay, thần kinh đi nông hơn mạc gân gấp, được dây chằng trong khớp cổ tay che phủ.

    Cánh tay: Thần kinh trụ có nguyên ủy từ rễ C8 – T1 (đôi khi còn mang sợi từ C7 phát sinh từ bó ngoài), hợp lại thành bó trong của đám rối thần kinh cánh tay, đi xuống và vào trong động mạch cánh tay, đến đầu bám của cơ quạ cánh tay (5 cm trên bờ trong của xương cánh tay). Sau đó, nó đâm thủng vách gian cơ, đi vào ô cánh tay sau cùng các mạch máu trụ trên. Thần kinh chạy góc giữa-sau xương cánh tay, qua sau mỏm trên lồi cầu trong

    Bàn tay: Thần kinh trụ đi vào lòng bàn tay qua ống Guyon (ống trụ), đi nông hơn mạc gân gấp, phía ngoài xương đậu 

    Chức năng: Thần kinh trụ điều khiển các chuyển động tinh tế của ngón tay.

    Y nghĩa lâm sàng:

    Thần kinh trụ bị tổn thương phổ biến nhất quanh khuỷu tay. Một số bệnh nhân bị phong (hủi), các cơ do dây trụ vân động bị liệt, biểu hiện rõ nhất ở bàn tay là mô út bị teo, ngón út và ngón nhẫn luôn ở tư thế đốt I bị duỗi, đốt II và III bị gấp, gọi là bàn tay vuốt trụ (ulnar claw, do các cơ gian cốt và các cơ giun 3 – 4 bị liệt, không kéo được phần cuối cả các gân duỗi tương ứng).

    Trả lời
  2.  Thần kinh quay:

    Đường đi: Thần kinh quay là nhánh cuối của bó sau đám rối thần kinh cánh tay. Nó đi qua cánh tay, ban đầu ở ô cánh tay sau sau đó đến ô cánh tay trước, và tiếp tục ở ô cẳng tay sau.

    Chức năng:
    – Nhánh nông của thần kinh quay chi phối cảm giác cho phần lớn mu bàn tay, da giữa ngón cái và ngón trỏ.

    – Thần kinh quay (và nhánh sâu) chi phối vận động cho các cơ ở ô cánh tay sau và ô cẳng tay sau.

    Áp dụng lâm sàng:

    – Tổn thương thần kinh quay ở các mức khác nhau gây ra ít nhiều các biểu hiện khác nhau: liệt cơ duỗi cẳng tay, liện các cơ duỗi và ngửa bàn tay, ngón tay; bàn tay bị kéo rủ xuống hình cổ cò, còn gọi là bàn tay rơi.

    Thần kinh trụ

    Đường đi:

    Cẳng tay:  Thần kinh trụ không đi trong hố trụ. Nó đi vào ô cẳng tay trước, giữa hai đầu của cơ gấp cổ tay trụ, đi dọc theo bờ ngoài của cơ này. Thần kinh trụ chạy giữa cơ gấp các ngón tay nông và cơ gấp các ngón tay sâu. Gần cổ tay, thần kinh đi nông hơn mạc gân gấp, được dây chằng trong khớp cổ tay che phủ.

    Chức năng: Thần kinh trụ điều khiển các chuyển động tinh tế của ngón tay.

    Áp dụng lâm sàng:

    Thần kinh trụ bị tổn thương phổ biến nhất quanh khuỷu tay. Một số bệnh nhân bị phong (hủi), các cơ do dây trụ vân động bị liệt, biểu hiện rõ nhất ở bàn tay là mô út bị teo, ngón út và ngón nhẫn luôn ở tư thế đốt I bị duỗi, đốt II và III bị gấp, gọi là bàn tay vuốt trụ.

    Chúc bạn học tốt!

    Trả lời

Viết một bình luận