trình bày những nét chính về tác giả , tác phẩm , nội dung , nghệ thuật , ý nghĩa và cảm nhận về 2 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối của bài thơ sông núi

By Valentina

trình bày những nét chính về tác giả , tác phẩm , nội dung , nghệ thuật , ý nghĩa và cảm nhận về 2 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối của bài thơ sông núi nước nam
ai lm hộ mink vs ạ , mink đang cần gấp

0 bình luận về “trình bày những nét chính về tác giả , tác phẩm , nội dung , nghệ thuật , ý nghĩa và cảm nhận về 2 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối của bài thơ sông núi”

  1. 1. tác giả: chưa rõ

    2. tác phẩm:

    – sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2, đọc ở miếu Trần trên sông Như Nguyệt

    – bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc

    3. nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa & cảm nhận của bài thơ:

    bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược

    4. ………………………………………………………………………………… 2 câu đầu, 2 câu cuối:

    * 2 câu đầu:

    – là khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước

    + nước Nam là của người Nam

    + sự phân định địa phận rõ ràng trong “thiên thư”

    → nhịp điệu rắn rỏi lời lẽ dứt khoát, trang trọng

    ⇒ khẳng định ý thức độc lập, chủ quyền lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã trở thành chân lý

    * 2 câu sau:

    – ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bảo ệ độc lập dân tộc

    + thái độ rõ ràng , quyết liệt, có kẻ xâm phạm là “nghịch lỗ”

    + chỉ rõ bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trướ sức mạnh của dân tộc

    → nhịp thơ: 2/2/3: nhanh, mạnh mẽ, đầy phẫn nộ

    ⇒ đây chính là lời cảnh báo về thất bại của bọn xâm lược phải chuốt lấy → niềm tin và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc

    hok tốt

    nếu đc thì cho mk xin ctlhn nhé!

    Trả lời
  2. a) Tác giả : Lý Thường Kiệt.

    – 1 nhà quân sự, chính trị, hoạn quan nổi tiếng vào thời Lý, Đại Việt.

    – Được làm quan 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.

    – Đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành danh tướng vĩ đại nhà Lý.

    – Ông là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt.

    b) Tác phẩm : HCST : Trong trận chiến chống quân Tống xâm lược.

    – Vào năm 1077 ở trên sông Như Nguyệt.

    c) Nội dung : Khẳng định chủ quyền dân tộc chắc chắn, đanh thép.

    – Khẳng định đặc quyền tồn tại độc lập, bình đẳng non sông nc Nam.

    d) Nghệ thuật : – Thể thơ ngắn gọn, xúc tích : Thất ngôn Tứ tuyệt.

    – Cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến.

    – Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

    e) Ý nghĩa : Thể hiện niềm tin sức mạnh của chính nghĩa.

    – Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

    h) Cảm nghĩ về bài thơ ” Sông núi nước Nam ” : 

       Em rất yêu thích bài thơ ” Sông núi nước Nam ” của Lý Thường Kiệt. Sau khi học xong bài thơ trên, em đã có nhiều suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về bài thơ này. Ngay từ hai câu thơ đầu : 

                        ” Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

                        Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ” 

    từ ” Nam Quốc ” để được sử dụng với mục đích chỉ nước Nam là một nước độc lâp. Kết hợp sau đó là cụm từ ” Nam đế cư ” ở đây dược dùng để chỉ vua – người đứng đầu của nước và chuyên xử lý mọi việc. Từ đây, câu thơ đầu đã khẳng định được ý thức độc lập chủ quyền, chân lí này là điều hiển nhiên đã ghi chép và phân định rõ trong ” Thiên thư ” được trời đất công nhận. Đây chính là điều bất di bất dịch. Lại một lần nữa, nó khẳng định lên chủ quyền của dân tộc một cách chắn chắn. đanh thép và hào hùng hơn ! Tiếp đến, ở hai câu thơ cuối của bài : 

                          ” Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm

                          Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ”

    đây chính là những lời cảnh báo dành cho lũ giặc ngoại xâm. Nếu chúng cứ tiếp tục xâm phạm đến nơi này thì nhất định sẽ thất bại. Một ý chí quyết thắng để bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Cuối cùng, với giọng thơ hào hùng và đanh thép, cô đọng như khắc tạp vô đá núi về chủ quyền dân tộc của đất nước ta. Bài thơ này đã được ví như là bản tuyên ngôn độc lập của quốc gia ta. Khẳng định được đặc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng với non sông nước Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận