Trong chiến tranh thế giới thứ 2 , các nước Tây Âu bị thiệt hại như thế nào ? Để nhận viện trợ của Mỹ nhằm khôi phục kinh tế các nước Tây Âu phải tuân

By Gianna

Trong chiến tranh thế giới thứ 2 , các nước Tây Âu bị thiệt hại như thế nào ? Để nhận viện trợ của Mỹ nhằm khôi phục kinh tế các nước Tây Âu phải tuân thủ những điều kiện gì ?

0 bình luận về “Trong chiến tranh thế giới thứ 2 , các nước Tây Âu bị thiệt hại như thế nào ? Để nhận viện trợ của Mỹ nhằm khôi phục kinh tế các nước Tây Âu phải tuân”

  1. thiệt hại  của các nước Tây Âu trong chiến trang thế giới thứ 2 

    Nước Pháp

    – sản lượng công nghiệp của giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh 

    Nước I-ta-li-a

    – sản lượng công nghiệp giảm khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước 

    – các nước đều bị mắc nợ, đến tháng 6 – 1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh 

    Để nhận được biên trợ, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như không được tiến hành quốc hữa hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ nhập vào, phải gật bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như Pháp, I-ta-li-a…)

    *** Chúc bạn học tốt ^_^ ***

    Trả lời
  2. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế châu Âu đã bị tổn thất nặng nề và cuộc khủng hoảng sau thời kỳ thế chiến, kéo dài đến tận thập niên 1920, đã dẫn đến sự bất ổn và suy thoái trên toàn cầu. Nước Mỹ, mặc dù lúc đó đang theo chủ nghĩa biệt lập, cũng cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tại châu Âu, chủ yếu là thông qua sự tham gia của các ngân hàng Mỹ. Khi Đức không thể trả nổi các khoản bồi hoàn chiến phí, người Mỹ can thiệp bằng cách nới rộng các khoản vay cấp cho Đức, một món nợ mà người Mỹ không đòi lại được khi họ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1941.

    Tại Washington, người ta nhất trí là những sai lầm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không được phép tái diễn. Bộ ngoại giao dưới thời Tổng thống Harry S. Truman dồn tâm sức theo đuổi các hoạt động đối ngoại, nhưng Quốc hội thì phần nào tỏ ra không quan tâm. Ban đầu, người ta hy vọng là chỉ cần không nhiều tiền lắm cũng đủ để tái thiết châu Âu; và Anh, Pháp, với sự giúp sức từ các thuộc địa của họ, sẽ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, tới năm 1947 vẫn chỉ có rất ít tiến bộ. Và mùa đông giá lạnh liên tục trong mấy năm làm tình hình vốn đã xấu lại càng xấu hơn. Nền kinh tế châu Âu dường như không phát triển mạnh với tỷ lệ thất nghiệp cao, lương thực thiếu thốn, dẫn đến các cuộc đình công và bất ổn trong một số quốc gia. Năm 1947, nền kinh tế châu Âu vẫn còn ở dưới mức trước chiến tranh, và hầu như không có dấu hiệu tăng trưởng. Sản lượng nông nghiệp ở khoảng 83% mức năm 1938, sản xuất công nghiệp là 88%, xuất khẩu chỉ ở mức 59%.[3]

    Sự thiếu hụt lương thực là một trong những vấn đề trầm trọng nhất. Trước chiến tranh, Tây Âu phụ thuộc vào nguồn lương thực thặng dư từ Đông Âu, nhưng những nguồn đó đã bị chặn lại phía sau Bức màn sắt. Tình hình trở nên đặc biệt tồi tệ tại Đức, nơi mà theo Alan S. Milward trong năm 1946–47 lượng kilocalorie trung bình trên đầu người chỉ là 1.800, không đủ đảm bảo sức khỏe về lâu về dài.[4] Các nguồn khác cho biết lượng kilocalorie trong các năm đó thay đổi, có thể thấp đến mức 1.000 và 1.500. William Clayton thông báo cho Washington là “hàng triệu người đang từ từ chết đói”.[5] Một nhân tố cốt yếu khác cho nền kinh tế nói chung là sự thiếu hụt than đá, càng trở nên trầm trọng vì mùa đông lạnh lẽo 1946–47. Tại Đức, các căn hộ không được sưởi ấm, khiến hàng trăm người chết cóng. Tại Anh, tình hình không đến nỗi tồi tệ như vậy, nhưng nhu cầu dân chúng khiến cho sản xuất công nghiệp bị đình trệ hoàn toàn. Một trong những động cơ thúc đẩy kế hoạch trên là lòng nhân đạo muốn chấm dứt những thảm cảnh đó.

    Đức nhận được nhiều đề nghị từ các quốc gia Tây Âu đổi lương thực lấy than đá và sắt thép tối cần thiết khi đó. Nhưng cả Ý lẫn Hà Lan đều không thể được bán rau quả mà trước đó họ vẫn bán ở Đức, với hệ quả là Hà Lan phải tiêu hủy một phần đáng kể vụ thu hoạch của mình. Đan Mạch muốn đổi 150 tấn mỡ lợn một tháng, Thổ Nhĩ Kỳ muốn đổi hạt dẻ; Na Uy muốn đổi cá và dầu cá, Thụy Điển muốn đổi một lượng lớn mỡ. Các quốc gia Đồng Minh, trái lại, không muốn để người Đức được mua bán.[6] Trước tình hình đó, Tướng Lucius D. Clay và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (Joint Chiefs of Staff) ngày càng tỏ ra lo lắng trước sự gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Đức, cũng như tình hình thất bại của các nền kinh tế châu Âu không thể phục hồi mà không có nền công nghiệp Đức, là nền móng mà trước kia họ phải dựa vào. Mùa hè năm 1947, Ngoại trưởng, Tướng George Marshall, dựa vào lý do “cơ sở an ninh quốc gia”, cuối cùng đã thuyết phục được Tổng thống Harry S. Truman bãi bỏ chỉ thị JCS 1067 trừng phạt Đức, thay vào đó bằng chỉ thị JCS 1779.[7] Tháng 7 năm 1947 chỉ thị JCS 1067, vốn vẫn định hướng cho lực lượng chiếm đóng Mỹ tại Đức nhằm “… không thực hiện bất kỳ bước nào để tiến tới khôi phục nền kinh tế Đức”, được thay thế bởi chỉ thị JCS 1779, nhấn mạnh “Một châu Âu trật tự, phồn vinh đòi hỏi phải có sự đóng góp kinh tế từ một nước Đức ổn định và hiệu quả”.[8] Chỉ thị JCS 1067 đã có hiệu lực trong vòng hơn hai năm. Những hạn chế áp đặt lên nền sản xuất công nghiệp của Đức phần nào trở nên thông thoáng hơn, cho phép sản xuất thép tăng lên từ mức 25% trước chiến tranh[9][10] tới định mức 50% năng suất trước thế chiến.[11]

    Nền công nghiệp Đức tiếp tục bị dỡ bỏ, và năm 1949 Thủ tướng Đức Konrad Adenauer viết thư cho phe Đồng Minh, yêu cầu chấm dứt việc đó, viện dẫn sự trái khoáy trong việc khuyến khích phát triển công nghiệp và việc phá bỏ các nhà máy, cũng như sự mất lòng dân từ chính sách đó.[12] Sự ủng hộ cho việc dỡ bỏ các nhà máy lúc này tới chủ yếu từ phía Pháp, và Thỏa thuận Petersberg tháng 11 năm 1949 cho phép giảm tốc độ phá dỡ đi rất nhiều, mặc dù việc tháo dỡ các nhà máy nhỏ tiếp tục cho tới năm 1951.[13] Kế hoạch “định mức công nghiệp” đầu tiên, được phe Đồng Minh ký ngày 9 tháng 3 năm 1946, tuyên bố nền công nghiệp nặng của Đức phải giảm xuống 50% mức năm 1938 bằng cách phá bỏ 1.500 nhà máy có tên trong danh sách.[14] Tháng 1 năm 1946, Hội đồng kiểm soát Đồng Minh áp đặt cơ sở cho nền kinh tế Đức bằng cách đặt hạn mức cho sản xuất thép của Đức vào khoảng 5,8 triệu tấn một năm, bằng với 25% mức trước chiến tranh.[9] Nước Anh, chiếm đóng những vùng sản xuất thép chính, đòi phải giới hạn sản lượng hơn nữa bằng cách đặt một tối đa là 12 triệu tấn thép một năm, nhưng cuối cùng cũng phải chịu theo ý Mỹ, Pháp và Liên Xô (vốn định đặt mức giới hạn 3 triệu tấn trước đó). Các nhà máy thép thừa ra sẽ phải bị phá bỏ. Nước Đức bị đẩy xuống mức sống khi cuộc Đại khủng hoảng lên tới đỉnh điểm năm 1932[10] Sản xuất ô tô bị định ở 10% mức trước thời chiến….[15]

    Kế hoạch “Định mức công nghiệp Đức” được tiếp nối bởi một số kế hoạch mới hơn, kế hoạch cuối cùng được ký vào năm 1949. Tới năm 1950, sau khi thực tế đã hoàn thành các kế hoạch “định mức công nghiệp”, người ta dỡ bỏ 706 nhà máy ở Tây Đức và sản lượng thép bị giảm xuống còn 6,7 triệu tấn.[16] Vladimir Petrov nhận xét là phe Đồng Minh đã “trì hoãn trong vài năm sự phục hồi kinh tế của lục địa châu Âu bị chiến tranh tàn phá, sự phục hồi mà cuối cùng Mỹ phải tốn hàng tỷ đô la vào đó”.[17] Năm 1951, Tây Đức chấp thuận gia nhập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) vào năm sau. Điều đó có nghĩa là một số hạn chế về định lượng và sản lượng thực tế do Ủy ban quốc tế giám sát vùng Ruhr được dỡ bỏ, và vai trò của ủy ban này được tiếp quản bởi ECSC.[18

    Trả lời

Viết một bình luận