vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941

By Reese

vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với
cách mạng Việt Nam từ năm 1941

0 bình luận về “vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941”

  1.  Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam (1911-1920)
    a. Bối cảnh và yêu cầu lịch sử.
    Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.
    Trước yêu cầu của lịch sử cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp đã nổ ra song bị đàn áp đẫm máu…, con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại. khi ngọn cờ phong kiến gãy gục vào đầu thế kỉ XX, một trào lưu tư tưởng mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản được phát động nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
    Trong bối cảnh lịch sử đó, với lòng yêu nước được hun đúc bằng truyền thống gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành mong muốn ra đi tìm con đường cứu nước mới, mà không tán thành con đường cứu nước của các vị tiền bối.
    Sang phương Tây, cách đi và hướng đi của Người ngay từ đầu đã thể hiện một tầm nhìn vượt qua hạn chế lịch sử lúc đó.
    b. Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam- con đường cách mạng vô sản
    Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
    Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
    Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, bản yêu sách không được chấp nhận đã thức tỉnh Người.
    Tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
    Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
    Như vậy sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước (1911-1920), Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, mở đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.
    2. Truyền bá lý luận cách mạng, chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của một Đảng Cộng sản ở Việt Nam (1921-1929)
    a. Truyền bá CN Mác – Lê nin và chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị
    – Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng và truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản vào Việt Nam.
    -Thông qua các bài viết trên các báo: Người cùng khổ (Le Paria) của Hội Liên hiệp thuộc địa; Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng liên đoàn Lao động Pháp; Sự thật của Đảng cộng sản Liên Xô; Tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản; tuần báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Những tham luận của Người đọc tại Hội nghị Quốc tế nông dân và nhất là tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt qua tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và Đường Kách mệnh.
    – Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đang đi tìm chân lý, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời, là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng, đồng thời đặt cơ sở để hình thanh nên cương lĩnh chính trị của Đảng sau này.
    b. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức
    – Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tìm hiểu tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập Cộng sản đoàn (2-1925). Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội. Đây là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một tổ chức quá độ để tiến lên thành lập Đảng, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Hội có hệ thống tổ chức chặt chẽ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ đến chi bộ. Đến năm 1929, Hội có khoảng 1700 hội viên.
    – Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo một đội ngũ cán bộ. Từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo được 75 người, đa số là thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước. Họ “học làm cách mạng, học hoạt động bí mật”, rồi bí mật về nước hoạt động, tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Một số sang học trường Đại học Phương Đông Matxcơva (Liên Xô), hoặc vào trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
    Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản không ngừng phát triển. Đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.
    Yêu cầu trên tác động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
    Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào cuối năm 1929 là một xu hướng tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân. Là bước chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức tiến tới thành lập một đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào cách mạng ở nước ta.
    3. Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
    – Chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: Khi nhận được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân hóa thành hai nhóm cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm sang Trung Quốc; chủ động triệu tập đại biểu của Đông dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng để bàn về việc thống nhất đảng. Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
    – Với uy tín tuyệt đối, Nguyễn Ái Quốc đã đưa Hội nghị đến thành công, thống nhất được các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam.
    Người đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bao gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. Đó là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu của Cương lĩnh.
    Với việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng cách mạng có hệ thống tổ chức chặt chẽ và Cương lĩnh chính trị đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc có vai trò quyết định trong việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX.

    Trả lời
  2. Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại, đến ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng, ban đầu là căn cứ Cao Bằng, đến tháng 6/1945 thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc. Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

    – Năm 1942 và 1945 Người đi Trung Quốc liên hệ để tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng đồng minh chống phát xít.

    – Sáng suốt dự đóan thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa tòan quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trong cả nứơc.

    – Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Người cùng với Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị tòan quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị thông qua kế hoạch lãnh đạo tòan dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

    – Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Người cùng với Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân cũng ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Người làm chủ tịch.

    – Ngày 28/8/1945 theo đề nghị của Người, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người đứng đầu

    Trả lời

Viết một bình luận