Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ?? Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠ

By Savannah

Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ??
Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA.
CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933 ĐÃ GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ?
những thành tựu về kĩ thuật ở thế kỉ XIX tác động đến kinh tế – xã hội như tế nào?
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI?
chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ 2 có điểm gì giống và khác nhau
từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay

0 bình luận về “Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ?? Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠ”

  1. -Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,… vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

    -Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng vì :

    Sau cuộc Cách mạng tháng Hai (cuộc cách mạng thứ nhất) tuy đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng nước Nga tồn tại song song hai chính quyền. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đó đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định dùng bạo lực cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào tháng Mười năm 1917 (lịch Nga), còn được gọi là cách mạng XHCN.

    Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga.

    a) Đối với nước Nga

    – Lật đổ được phong kiến, tư sản.

    – Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

    – Chính quyền: không còn người bóc lột người.

    – Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

    b) Đối với thế giới

    – Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

    – Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

    *

    Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

    – Về kinh tế:

    + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.

    + Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

    – Về chính trị – xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

    – Về quan hệ quốc tế:

    + Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

    + Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

    Trả lời
  2. Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ??

    Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa là bởi vì: trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

    Vì sau cách mạng tháng 2 thì do tình trạng hai chính quyền song son tồn tại ở Nga nên Lê nin và đảng Bôn sê – víc đã tiếp tục chủ trương làm cách mạng

    Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA?

    Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

    – Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi vận mệnh nước Nga

    – Lần đầu tiên người lai động lên nắm chính quyền

    – Cách mạng đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới

    – Cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới

    CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933 ĐÃ GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ?

    Các nước đều bị suy sụp về kinh tế

    NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI?

    – Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 – 1933) càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.

    – Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

    – Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.

    – Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

    Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ??

    Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa là bởi vì: trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay

    Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tan tóc cho nhân loại.

    Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn …

    Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.



    Trả lời

Viết một bình luận