Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ?? Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠ

By Adeline

Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ??
Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA.
CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933 ĐÃ GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ?
những thành tựu về kĩ thuật ở thế kỉ XIX tác động đến kinh tế – xã hội như tế nào?
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI?
chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ 2 có điểm gì giống và khác nhau
từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay

0 bình luận về “Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ?? Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠ”

  1. các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa vì

    Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,… vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

    Nước Nga năm 1917 diễn ra hai cuộc cách mạng, đó là cuộc cách mạng tư sản tháng Hai và cách mạng tháng Mười.

     Cuộc cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại ở nước Nga:

    + Một là chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính.

    + Hai là chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.

    => Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay giai cấp vô sản.

    Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA.

    a) Đối với nước Nga

    – Lật đổ được phong kiến, tư sản.

    – Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

    – Chính quyền: không còn người bóc lột người.

    – Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

    b) Đối với thế giới

    – Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

    – Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

     

    Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

    – Về kinh tế:

    + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.

    + Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

    – Về chính trị – xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

    – Về quan hệ quốc tế:

    + Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

    + Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

     

    *Tác động đến nền kinh tế:

    -Bộ mặt các nước tư bản có sự thay đổi với ặ xuất hiện của nhiều trung tâm công nghiệp mới và các thành thị đông dân

    -Với sự xh of máy móc làm năng suất lao động đc nâng cao và trình độ lao động của CNTB ngày càng xH hóa

    -Thúc đẩy sự chuyển biến các ngành kinh tế nhất là nông nghiệp và giao thông vận tải.

    NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

    • Nguyên nhân sâu xa.
      • Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.
      • Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.
    • Nguyên nhân trực tiếp:
      • Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1932 làm mâu thuẫn trên thâm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
      • Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.


    giống nhau
    – Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất
    nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
    – Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải
    gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.
    – Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
    Khác nhau
    – Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, ÁoHung,
    Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu
    thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).
    – Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.
    – Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của
    Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng
    trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo
    vệ nền hòa bình thế giới.
    – Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó
    chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ
    nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
    – Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến
    tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
    2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và
    tư bản chủ nghĩa.
    – Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến
    tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.
    => Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là
    chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

    Bài học rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay là:

    • Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tan tóc cho nhân loại.
    • Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn …
    • Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

    Trả lời

Viết một bình luận