vì sao vào thời đại phong kiến công thương nghiệp ở các nước phương Tây lại phát triển hơn các nước ở phương Đông ? (nhanh lên nha sắp đi thi HKI rồi)

vì sao vào thời đại phong kiến công thương nghiệp ở các nước phương Tây lại phát triển hơn các nước ở phương Đông ? (nhanh lên nha sắp đi thi HKI rồi)

0 bình luận về “vì sao vào thời đại phong kiến công thương nghiệp ở các nước phương Tây lại phát triển hơn các nước ở phương Đông ? (nhanh lên nha sắp đi thi HKI rồi)”

  1. Cái nôi văn minh của phương Tây là La Mã và Hi Lạp cổ đại với hai “đặc sản” là nghệ thuật hùng biện và nền dân chủ sơ khai. Cách truyền bá kiến thức của người Hi Lạp cổ đại là người thầy đưa ra một luận điểm và các môn sinh của ông sẽ tìm đủ mọi cách chất vấn và bắt bẻ thầy cho tới khi nào hài lòng với những gì thầy giảng giải mà thôi. Để thuyết phục được các môn sinh của mình, người thầy phải có kiến thức vô cùng uyên thâm cũng như cách trình bày hết sức hùng hồn và ngược lại, các môn sinh muốn tạo được ấn tượng tốt với thầy cũng phải chịu khó tìm tòi học hỏi và tập cách “cãi tay đôi” với thầy sao cho hiệu quả nhất. Không có chuyện thầy cho rằng trò hỗn láo hay tìm cách trù dập trò nếu trò thắng mình. Từ “triết học” (philosophy) trong tiếng Anh là sự kết hợp giữ hai gốc từ Hi Lạp “philo” = yêu thích, tôn trọng và “soph” = kiến thức. Chính vì truyền thống này mà Hi Lạp cổ đại sản sinh ra rất nhiều triết gia và hùng biện gia lừng danh như Aristotle, Dioscorides hay Plato. Tuy nhiên, khi nhà thờ Công Giáo La Mã lên ngôi, thuật hùng biện gần như bị xóa sổ vì không ai được phép chất vấn Giáo Hội và Kinh Thánh. Với sự áp đặt đó, người dân châu Âu chỉ được phép tin vào những gì Kinh Thánh rao giảng. Ai cả gan dám chất vấn hoặc hoài nghi sẽ bị xem là phù thủy và thiêu sống sau khi bị tra tấn bằng những phương pháp man rợ nhất. Chính sự u tối đó đã khiến cho châu Âu chìm đắm trong hơn 10 thế kỷ của một thời đại mà các sử gia hay nhắc tới với cái tên “Đêm trường Trung Cổ”.

    Bình luận

Viết một bình luận