Viết 1 bài văn biểu cảm về 1 kỉ niệm với 1 ng thầy cô hoặc mái trường( ít nhất 500 từ) Viết hay hay lên ạ

By Melanie

Viết 1 bài văn biểu cảm về 1 kỉ niệm với 1 ng thầy cô hoặc mái trường( ít nhất 500 từ)
Viết hay hay lên ạ

0 bình luận về “Viết 1 bài văn biểu cảm về 1 kỉ niệm với 1 ng thầy cô hoặc mái trường( ít nhất 500 từ) Viết hay hay lên ạ”

  1. @Meo_

    # Bạn đếm từ hộ mình, thiếu mình sẽ bổ sung ạ !!! >< ( nhưng chắc hơn rồi )

    A. DÀN Ý THAM KHẢO:

    I. Mở bài:

    * Giới thiệu sự việc sẽ kể: một kỉ niệm với thầy cô

       Trong cuộc sống, con người ai mà chẳng gặp phải sai lầm. Tôi cũng thế, chẳng ai hoàn hảo một trăm phần trăm cả mà nếu có thì cũng chỉ có một trên hàng trăm triệu người. Mà hơn hết, những kỉ niệm đáng nhớ sẽ luôn đi theo cuộc đời chúng ta trên cả quãng đường. Nó nhắc chúng ta về một kinh nghiệm về cái sai lầm ấy. Một kỉ niệm đầy cảm xúc mà tôi nhớ nhất đó là một lần làm cho cô giáo dạy Ngữ văn phải buồn lòng.

    II. Thân bài:

    * Kể về nguyên nhân sự việc

        Ở lớp, tôi là một học sinh nghèo và học cũng không được hạng nhất nhì gì cả nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để vươn lên. Nhưng trong lớp, bạn nào cũng muốn xa lánh và không chơi với tôi. Họ chỉ biết gặm nhấm nỗi đau và sát muối lên vết thương về hoàn cảnh gia đình tôi. Các bạn ất thường nói xấu tôi, họ bảo rằng ” Tôi nghèo mà còn học dốt thì đòi chơi với ma chứ ai mà cần ”. Những câu nói cay nghiệt ấy cứ đi theo tôi trong nhiều năm học ở trường. Dần thì tôi cũng quen với việc này. Đến năm học lớp 7, cô giáo tôi đã ra một đề văn là ” Hãy viết bài văn nghị luận chứng minh về tình yêu thương con người trong xã hội ”. Tôi giật phắt người và chỉ tiu nghỉu im lặng hẳn. 

    – Diễn biến ( theo trình tự )

        Tới tiết sau, cô yêu cầu các bạn nộp bài. Tôi thấy bạn nào cũng làm bài của mình rất tốt, dài tận 2-3 mặt giấy chỉ có tôi là không viết chữ nào nên đã nộp giấy trắng chỉ kèm đề cho cô. Cô nhận bài các bạn đã nộp xong, nhìn lướt qua một lượt thì dừng lại. Cô hỏi tôi:

     – Sao em không làm bài mà nộp giấy trắng cho cô vậy, nếu không hiểu đề bài ở chỗ nào thì cứ hỏi, cô sẽ giảng lại cho em, chứ mà nộp kiểu này thì sao có điểm?

      Tôi bật dậy ngay và trả lời cô với giọng hùng hổ:

    – Tại sao em phải làm ạ? Trong khi đề này rất vô lí ạ! Một đề bài không có thật trong thực tế thì lí do gì em phải chứng minh nó ạ? 

       Cô tôi bắt đầu thay đôi vẻ mặt, các bạn thì cứ dồn những đôi mắt bất ngờ về phía tôi. Còn tôi, vẫn cứ đứng im đó mà nhìn lảng đi chỗ khác. Cô thì chẳng nói gì mà chỉ bước ra ngoài và nhìn rất tức giận kèm theo chút buồn bã. 

       Bạn lớp trưởng đi lại phía tôi và nói rằng:

    – Sao cậu lại hỗn với cô như thế? Bạn có biết bạn làm như vậy sẽ khiến cô buồn lắm hay không? mau chạy theo xin lỗi cô đi!

        Tôi cảm thấy hơi quá đáng với cô nhưng nghĩ lại mọi thứ tôi thấy mình không sai. Tôi đã trả lời lị với bạn lớp trưởng:

    – Mình không sai! Tại sao mình phải xin lỗi chứ?

    * Kết quả sự việc

        Tôi quay ngoắt người và ngồi xuống giận lẫy, bực bội. Về nhà, tối đến tôi không thể nào ngủ được, trong đầu tôi cứ nghĩ về sự việc đã xảy ra vào tiết học đó. Tôi trằn trọc mãi, đến khoảng giữa đêm mới chợp mắt được. Sáng hôm sau, tôi đã lặng lẽ đi tìm cô giáo với ý định muốn xin lỗi cô. Tôi nghĩ là mình sẽ bị làm bản kiểm điểm hay bị mời phụ huynh nhưng mọi thứ lại chuyển biến theo một hướng khác. Cô không mắng tôi, chỉ nhẹ nhàng an ủi và giải thích:

     – Em đừng suy nghĩ tiêu cực với mọi thứ như vậy, cái ý nghĩ đó của em đã bị lệch lạc. Trong cuộc sống này, ai cũng biết yêu thương cả nhưng họ thể hiện ở những hình thức khác nhau. Các bạn trong lớp không phải ghét em đâu, mà do là họ chưa hiểu được em và chưa trải được hoàn cảnh của em.

       Tôi rưng rưng nước mắt mà khẽ nói lời xin lỗi cô. Tôi xoa đầu tôi và cười hiền dịu.

    III. Kết bài:

    * Nêu cảm nghĩ, bài học qua sự việc ( kỉ niệm ) vừa kể

       Qua câu chuyện trên, tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng đừng làm cho những người xung quanh ta phải buồn lòng. Hãy sống thật với chính mình và đừng để những lời thiên hạ bàn tán ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

    _____________________________________________________________________________________________

    B. BÀI VAN THAM KHẢO:

       Trong cuộc sống, con người ai mà chẳng gặp phải sai lầm. Tôi cũng thế, chẳng ai hoàn hảo một trăm phần trăm cả mà nếu có thì cũng chỉ có một trên hàng trăm triệu người. Mà hơn hết, những kỉ niệm đáng nhớ sẽ luôn đi theo cuộc đời chúng ta trên cả quãng đường. Nó nhắc chúng ta về một kinh nghiệm về cái sai lầm ấy. Một kỉ niệm đầy cảm xúc mà tôi nhớ nhất đó là một lần làm cho cô giáo dạy Ngữ văn phải buồn lòng.

        Ở lớp, tôi là một học sinh nghèo và học cũng không được hạng nhất nhì gì cả nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để vươn lên. Nhưng trong lớp, bạn nào cũng muốn xa lánh và không chơi với tôi. Họ chỉ biết gặm nhấm nỗi đau và sát muối lên vết thương về hoàn cảnh gia đình tôi. Các bạn ất thường nói xấu tôi, họ bảo rằng ” Tôi nghèo mà còn học dốt thì đòi chơi với ma chứ ai mà cần ”. Những câu nói cay nghiệt ấy cứ đi theo tôi trong nhiều năm học ở trường. Dần thì tôi cũng quen với việc này. Đến năm học lớp 7, cô giáo tôi đã ra một đề văn là ” Hãy viết bài văn nghị luận chứng minh về tình yêu thương con người trong xã hội ”. Tôi giật phắt người và chỉ tiu nghỉu im lặng hẳn. 

        Tới tiết sau, cô yêu cầu các bạn nộp bài. Tôi thấy bạn nào cũng làm bài của mình rất tốt, dài tận 2-3 mặt giấy chỉ có tôi là không viết chữ nào nên đã nộp giấy trắng chỉ kèm đề cho cô. Cô nhận bài các bạn đã nộp xong, nhìn lướt qua một lượt thì dừng lại. Cô hỏi tôi:

     – Sao em không làm bài mà nộp giấy trắng cho cô vậy, nếu không hiểu đề bài ở chỗ nào thì cứ hỏi, cô sẽ giảng lại cho em, chứ mà nộp kiểu này thì sao có điểm?

      Tôi bật dậy ngay và trả lời cô với giọng hùng hổ:

    – Tại sao em phải làm ạ? Trong khi đề này rất vô lí ạ! Một đề bài không có thật trong thực tế thì lí do gì em phải chứng minh nó ạ? 

       Cô tôi bắt đầu thay đôi vẻ mặt, các bạn thì cứ dồn những đôi mắt bất ngờ về phía tôi. Còn tôi, vẫn cứ đứng im đó mà nhìn lảng đi chỗ khác. Cô thì chẳng nói gì mà chỉ bước ra ngoài và nhìn rất tức giận kèm theo chút buồn bã. 

       Bạn lớp trưởng đi lại phía tôi và nói rằng:

    – Sao cậu lại hỗn với cô như thế? Bạn có biết bạn làm như vậy sẽ khiến cô buồn lắm hay không? mau chạy theo xin lỗi cô đi!

        Tôi cảm thấy hơi quá đáng với cô nhưng nghĩ lại mọi thứ tôi thấy mình không sai. Tôi đã trả lời lị với bạn lớp trưởng:

    – Mình không sai! Tại sao mình phải xin lỗi chứ?

        Tôi quay ngoắt người và ngồi xuống giận lẫy, bực bội. Về nhà, tối đến tôi không thể nào ngủ được, trong đầu tôi cứ nghĩ về sự việc đã xảy ra vào tiết học đó. Tôi trằn trọc mãi, đến khoảng giữa đêm mới chợp mắt được. Sáng hôm sau, tôi đã lặng lẽ đi tìm cô giáo với ý định muốn xin lỗi cô. Tôi nghĩ là mình sẽ bị làm bản kiểm điểm hay bị mời phụ huynh nhưng mọi thứ lại chuyển biến theo một hướng khác. Cô không mắng tôi, chỉ nhẹ nhàng an ủi và giải thích:

     – Em đừng suy nghĩ tiêu cực với mọi thứ như vậy, cái ý nghĩ đó của em đã bị lệch lạc. Trong cuộc sống này, ai cũng biết yêu thương cả nhưng họ thể hiện ở những hình thức khác nhau. Các bạn trong lớp không phải ghét em đâu, mà do là họ chưa hiểu được em và chưa trải được hoàn cảnh của em.

       Tôi rưng rưng nước mắt mà khẽ nói lời xin lỗi cô. Tôi xoa đầu tôi và cười hiền dịu.

       Qua câu chuyện trên, tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng đừng làm cho những người xung quanh ta phải buồn lòng. Hãy sống thật với chính mình và đừng để những lời thiên hạ bàn tán ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

    Trả lời

Viết một bình luận