Viết đoạn văn cảm nhận về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại thành hòn núi cao

By Josephine

Viết đoạn văn cảm nhận về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại thành hòn núi cao

0 bình luận về “Viết đoạn văn cảm nhận về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại thành hòn núi cao”

  1. Tục ngữ được xem như là “túi khôn” của người xưa. Mỗi câu tục ngữ đều lấp lánh 1 vẻ đẹp riêng. Trong đó câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” để lại trong ta thật nhiều suy ngẫm, ấn tượng. Câu tục ngữ ngắn gọn, hàm súc, chứa đựng bao ý nghĩa. Cái hay của câu tục ngữ là sử dụng ngôn từ nôm na, giản dị, thân quen. Câu tục ngữ được gieo vần chân: “non” – “hòn” khiến câu tục ngữ có nhịp điệu. Đặc biệt nhất, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ cho câu tục ngữ: 1 cây – số ít để chỉ sự riêng lẻ, một mình của 1 cá nhân ; còn 3 cây – số nhiều để chỉ sự đoàn kết, hợp tác của nhiều người. Bằng cách nói đó, cha ông ta muốn nói rằng: 1 cá nhân riêng lẻ thì không thể làm nên việc lớn, việc khó ; mặt khác, nhiều người hợp tác, đoàn kết lại thì sẽ làm được. Từ đó, chúng ta thấm thía 1 bài học: đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn. Với ý nghĩa đó, câu tục ngữ sẽ còn có giá trị đến tận mai sau.

    @dinhmanh312008

    Trả lời
  2. Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

    Trả lời

Viết một bình luận