Viết đoạn văn chứng minh không tập trung trong giờ học là không nắm được kiến thức

By Piper

Viết đoạn văn chứng minh không tập trung trong giờ học là không nắm được kiến thức

0 bình luận về “Viết đoạn văn chứng minh không tập trung trong giờ học là không nắm được kiến thức”

  1. Không tập trung trong giờ học sẽ khiến ta không nắm được kiến thức. Kiến thức được tích lũy qua quá trình học tập, trải nghiệm. Nếu ta lơ là, trong giờ học mà ta không tập trung thì thông thường ta sẽ bị cuốn vào những câu chuyện bên lề. Và khi đó, kiến thức thầy cô nói chỉ từ tai này sang tai kia. Con người sẽ không thể phát triển được khi tập trung vào việc tám chuyện, vào việc lười nhác. Dần dần, con người sẽ thấy việc học thêm chán nản, mệt mỏi. Chính sự không tập trung làm ta bị thụt lại so với mọi người xung quanh. Kết quả của sự lười biếng không chỉ được thể hiện qua việc điểm số thấp mà còn là việc con người không có tri thức, nền tảng cho riêng mình. Không tập trung trong giờ học khiến vốn kiến thức của ta chông chênh như thuyền trước mưa bão. Khi cần sự  chính xác, liệu phần tri thức kém của con người có thể góp phần phát triển quốc gia, dân tộc hay không? 

    Trả lời
  2. Một trong những vấn đề luôn xảy ra trong trường học nhiều năm nay, qua nhiều thế hệ học sinh mà không thể không nhắc đến chính là hiện tượng nói chuyện riêng.

    Tuổi học sinh là tuổi đẹp nhất bởi lúc này, chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, được học tập và vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, bởi đẹp nhất là tuổi học trò nhưng nghịch nhất cũng là học trò. Không khó bắt gặp những cô cậu học trò xúm nhau nói chuyện trong giờ, thì thầm to nhỏ rồi cười khúc khích trong khi thầy cô giáo đang giảng bài. Nói chuyện riêng trong giờ đôi khi không chỉ là nói bằng miệng, nhiều khi là những dòng viết tay trên trang giấy xé vội mà các học sinh lén truyền cho nhau. Có khi là ám hiệu bằng tay mà họ đã thống nhất từ trước để giao tiếp. Nói chuyện riêng thì lớp học nào cũng có, điều này gây nhiều rắc rối cho chính các bạn học sinh cũng như giáo viên.

    Nguyên nhân của hiện tượng này không thể không nhắc đến do bản thân người học sinh đó không thích học hoặc cảm thấy những câu chuyện riêng cùng bạn bè thích hơn là nghe giảng bài. Có nhiều trường hợp là học sinh không muốn nghe giảng vì không nhận thấy được mục đích của việc học những kiến thức thầy cô đang giảng dạy. Bên cạnh đó, thời gian học quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi, khó tiếp thu thêm kiến thức trên nhà trường nên nói chuyện riêng trong giờ như một “phương pháp” để giải tỏa. Một nguyên nhân nữa là do bài giảng quá khô khan, không gây được sự chú ý, tò mò, muốn lắng nghe từ học sinh.

    Việc nói chuyện riêng trong giờ học gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực: đối với học sinh, các bạn sẽ không tiếp thu được bài giảng; làm ảnh hưởng đến những bạn khác học tập; gián đoạn bài giảng của thầy cô. Còn thầy cô sẽ cảm giác khó chịu vì cảm thấy thầy cô giảng dạy nhưng không được học sinh lắng nghe; mất cảm hứng dạy học, đứt “mạch” bài giảng.

    Để khắc phục tình trạng này, học sinh chúng ta cần biết tôn trọng thầy cô hơn, hạn chế tối đa việc nói chuyện riêng trong giờ; chăm chú nghe giảng để tiếp nhận thêm kiến thức. Về phía giáo viên, nhà trường: Cần thay đổi cách truyền đạt để hấp dẫn học sinh học tập hơn; cho học sinh cảm thấy sự quan trọng của việc học đối với cuộc sống sau này của các em. Các bậc phụ huynh cần động viên con em học tập; không chỉ trích mà cần lắng nghe con mình.

    Mỗi người chung tay một chút, cố gắng một chút sẽ tạo ra một thế hệ học sinh tốt đẹp hơn và cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho tương lai và đặc biệt là hạn chế, khắc phục được tình trạng nói chuyện riêng.

                                    nhớ vote tôi 5 sao và tlhn nha

    Trả lời

Viết một bình luận