viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ 1 bài nhớ rừng

By Amaya

viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ 1 bài nhớ rừng

0 bình luận về “viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ 1 bài nhớ rừng”

  1. Thơ Thế Lữ, do vậy, nhiều lần đắm vào cảnh tiên. Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trỏ’ về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, tuy rằng mang nỗi-khát khao ấy trong mình là đã mang sẵn niềm thất vọng, vì cái phi thường của các nhà lãng mạn cũng là cái phi thực. Vả lại, siêu phàm cũng dễ đồng nghĩa với cô đơn. Hãy đọc Xuân Diệu:

    Ta là một, là Riêng, là Thứ Nhất

    Không có chi bè bạn nổi cùng ta (…)

    Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta

    Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

    (Hi mã lạp sơn)

    Nỗi lòng của Hi mã lạp sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi qui luật thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lý do nhỏ nữa: tự do của con hố là tự do của một ông chúa, ta biết ta là chúa tể của muôn loài, khát

    khao tự do của hổ, qua một hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khát khao tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng.

    Trả lời

Viết một bình luận