viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hồ chí minh được thể hiện qua bài thơ Ngắm trăng

By Eloise

viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hồ chí minh được thể hiện qua bài thơ Ngắm trăng

0 bình luận về “viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hồ chí minh được thể hiện qua bài thơ Ngắm trăng”

  1. Chỉ qua bài ngắm trăng, tác giả đã chỉ ra được vẻ đẹp tuyệt vời của Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc ta. Nó được thểhiện thông qua sự thầm lặng và tha thiết giữa người và trăng. Người ngắm trăng ở đây là một người tù bị giam hãm trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực, đau đớn. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón người bạn đặc biệt của mình- Trăng. Người và Trăng nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống khổ cực của chốn tù đày để tâm hồn , bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp lãng mạn của ánh trăng. Trăng đã biến thành một người bạn, một người tri kỷ của người tù. Qua bài thơ Ngắm trăng  hình ảnh Bác Hồ hiện ra ung dung tự tại, hiên ngang mặc dù đang ở trong tù ngục gian khổ. Trong hoàn cảnh đó bác vẫn có thể viết ra những vần thơ làm lay động lòng người như vậy  chính tỏ một tình yêu mãnh liệt của Bác giành cho thiên nhiên. Cũng như một tinh thần của một người chiến sĩ anh dũng, không màn đến cảnh tù ngục, đói rét mà vẫn yêu thơ, yêu đời.

    Trả lời
  2. Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

    Trả lời

Viết một bình luận