Viết đoạn văn nghị luận giải thích câu tục ngữ : Đi một ngày sàng, học một sàng khôn

By Amaya

Viết đoạn văn nghị luận giải thích câu tục ngữ : Đi một ngày sàng, học một sàng khôn

0 bình luận về “Viết đoạn văn nghị luận giải thích câu tục ngữ : Đi một ngày sàng, học một sàng khôn”

  1. Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta, xã hội đa dạng phong phú giúp ta học hỏi thật nhiều điều, giúp ta trở thành con người biết cách sống đúng đắn. trong cuộc sống, trong xã hội có rất nhiều điều hay, nhiều chân lý, cách sống, học tập, nghiên cứu và trong công việc cũng như trong cuộc sống mà chúng ta cần học hỏi.chính vì thế câu tục ngữ khuyên chúng ta nên học hỏi thêm ở ngoài đời rất nhiều điều.
    Thực vậy, con người dù có thông minh đến đâu thì sự hiểu biết cũng có giới hjanj, không ai mà có thể biết hết tất cả, có tất cả kinh nghiệm sống cũng như làm việc. Muốn hiểu biết sâu rộng, con người phải học hỏi, phải tìm tòi nguồn tri thức vô tận. Và học hỏi, tìm tòi tri thức ở đâu? Gia đình, nhà trường, sách vở…đã dạy cho chúng ta rất nhiều nhưng nguồn tri thức đó vẫn chưa đủ, chưa nhiều. Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy, giáo huấn là cách bổ sung tri thức cho thêm phong phú nhưng đó chỉ nghe mà chưa thấy. Nếu được “nghe” và được “thấy” những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn. Vậy làm thế nào để ta có thể được “nghe” và được “thấy”? Chỉ có xã hội là nơi để ta thử nghiệm lại những điều hiểu biết mà ta đã được học. Bởi lẽ, xã hội là một cái môi trường mà đủ mọi thành phần, mọi cách sống, mọi số phận, cái tốt cái xấu lần lộn. Khi ta đã đi vào môi trường xã hội tất nhiên là ta sẽ có dịp tìm hiểu, thu thập và sẽ mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn của ta hơn. Thực tế xã hội giúp ta phân biệt cái đúng cái sai, các tốt cái xấu. càng đi sâu vào thực tiễn, qua nhiều thất bại, thử thách ta sẽ mở rộng tri thức, ta sẽ trở nên chin chắn hơn, khôn hơn, ta sẽ không còn bỡ ngỡ, lạc lỏng khi vào đời. Học khôn tức là phải biết chọn lọc, tiếp nhận để học hỏi những cái tốt và gạt bỏ cái xấu trong xã hội. Như vậy là ta đã biết sống, và xã hội là môi trường cung cấp cho ta vốn sống ấy, là nơi để ta thư nghiệm là nơi để ta học khôn.
    Câu tục ngữ là một lời khuyên dạy giúp chúng ta có được một phương cách học hỏi, mở mang tầm nhìn tầm hiểu biết để vừa có tri thức vừa sống tốt đẹp. Câu tục ngữ nhu một lời giục cho những người có suy nghĩ lệch lạc là chỉ cần học ở gia đình, trường, sách vở là đủ, mà chúng ta cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, quanh chúng ta có rất nhiều điều cần phải học hỏi nhiều hơn nữa.

    Trả lời
  2. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hiểu theo nghĩa hẹp, câu tục ngữ muốn nói về việc đi một ngày đường, ta sẽ học được nhiều kiến thức mới, bổ ích. Và khi càng đi, bạn sẽ càng có thêm kiến thức.  Ngày đàng ở đây chính là một ngày đường dài. Còn sàng chính là vật dụng quen thuộc của nhà nông để chưa đựng đồ. Quả thực, có đi, ta mới có thêm kiến thức. Một sàng khôn tích lũy lại trở thành nhiều kiến thức rộng lớn, giúp ích cho ta. Từ đó mà cha ông động viên mỗi người cần phải luôn có tinh thần học hỏi, có mong muốn khám phá tri thức, mở mang tầm hiểu biết để không trở thành ếch ngồi đáy giếng. Học tập, trau dồi bản thân bên ngoài cuộc sống rộng lớn sẽ cho ta vô vàn trải nghiệm để từ đó thay đổi bản thân cũng như tốt lên mỗi ngày. 

    Trả lời

Viết một bình luận