Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ của Kiều và người thân trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
0 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ của Kiều và người thân trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích””
Trong bài thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, 8 câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc nay hiện về trong tâm trí của Kiều. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình “Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh “tấm son” là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa. Cuối cùng, 4 câu thơ còn lại đó chính là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho bố mẹ của mình. “Xót người tựa cửa hôm mai/Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”. Hình ảnh “người tựa cửa” đó là hình ảnh của bố mẹ mà Kiều tưởng tượng đang đứng trông chờ nàng trở về. Hình ảnh “quạt nồng, ấp lạnh” và câu hỏi tu từ cho thấy nỗi lo lắng, bận tâm của Kiều về việc ai sẽ chăm sóc cho bố mẹ thay nàng. Nhớ về bố mẹ, ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi giờ đây, bố mẹ chẳng có ai để ủ ấm chăn vào mùa đông và quạt mát cho bố mẹ vào mùa hè nữa. Hai câu thơ “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm” có sử dụng điển tích “Sân Lai, gốc tử” cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ nơi quê nhà. Hình ảnh “cách mấy nắng mưa” cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều. Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, 8 câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.
Thúy Kiều quá cô đơn trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nàng nhớ lại kỉ niệm với Kim Trọng và nhớ về cha mẹ già yếu không ai chăm. Nàng nhớ tới Kim Trọng trước tiên. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi. Nhưng xàng nhớ đến chàng lại lại đau lòng vì hoàn cảnh hiện tại của mình. Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. Khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng, nàng nhớ đến trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục. Sau khi nhớ về Kim Trọng, nàng đã nhứo về cha mẹ, nhưunxg người già yếu đang ở nhà chờ mọng cô. Nàng thấy xót thương cho cha mẹ già ở nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng thì tuôit già sức yếu mà không có con ở bên lại còn suốt nagỳ phải trông chờ tin con. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Khi nhớ đến cha mẹ đó là sự đau xót tring suy nghĩ của Thúy Kiều, tất cả đã chứng minh nàng là một người con vô cùng hiếu thảo. Tóm lại, tâm trạng nhớ thương của Kiều dành cho những người quan trọng là hòn toàn tự nhiên, nàng nhứo đến họ khi tâm hồn thấy cpp đơn, muốn tìm được bến đỗ của hạnh phúc. ĐÓ cũng chính là ước mơ bé nhỏ của cô.
Trong bài thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, 8 câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc nay hiện về trong tâm trí của Kiều. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình “Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh “tấm son” là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa. Cuối cùng, 4 câu thơ còn lại đó chính là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho bố mẹ của mình. “Xót người tựa cửa hôm mai/Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”. Hình ảnh “người tựa cửa” đó là hình ảnh của bố mẹ mà Kiều tưởng tượng đang đứng trông chờ nàng trở về. Hình ảnh “quạt nồng, ấp lạnh” và câu hỏi tu từ cho thấy nỗi lo lắng, bận tâm của Kiều về việc ai sẽ chăm sóc cho bố mẹ thay nàng. Nhớ về bố mẹ, ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi giờ đây, bố mẹ chẳng có ai để ủ ấm chăn vào mùa đông và quạt mát cho bố mẹ vào mùa hè nữa. Hai câu thơ “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm” có sử dụng điển tích “Sân Lai, gốc tử” cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ nơi quê nhà. Hình ảnh “cách mấy nắng mưa” cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều. Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, 8 câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.
Thúy Kiều quá cô đơn trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nàng nhớ lại kỉ niệm với Kim Trọng và nhớ về cha mẹ già yếu không ai chăm. Nàng nhớ tới Kim Trọng trước tiên. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi. Nhưng xàng nhớ đến chàng lại lại đau lòng vì hoàn cảnh hiện tại của mình. Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. Khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng, nàng nhớ đến trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục. Sau khi nhớ về Kim Trọng, nàng đã nhứo về cha mẹ, nhưunxg người già yếu đang ở nhà chờ mọng cô. Nàng thấy xót thương cho cha mẹ già ở nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng thì tuôit già sức yếu mà không có con ở bên lại còn suốt nagỳ phải trông chờ tin con. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Khi nhớ đến cha mẹ đó là sự đau xót tring suy nghĩ của Thúy Kiều, tất cả đã chứng minh nàng là một người con vô cùng hiếu thảo. Tóm lại, tâm trạng nhớ thương của Kiều dành cho những người quan trọng là hòn toàn tự nhiên, nàng nhứo đến họ khi tâm hồn thấy cpp đơn, muốn tìm được bến đỗ của hạnh phúc. ĐÓ cũng chính là ước mơ bé nhỏ của cô.