Viết đoạn văn quy nạp cảm nhận về lão Hạc khoảng 8 câu
0 bình luận về “Viết đoạn văn quy nạp cảm nhận về lão Hạc khoảng 8 câu”
Nhà văn Nam Cao đã xây dựng một hình tượng Lão Hạc vô cùng thành công. Khốn khổ khốn cực vì phải sống trong hoàn cảnh ” gà trống nuôi con ” , đến khi con lớn rồi vì gia cảnh khó khăn không lấy được vợ đã quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su để cho lão ở nhà bơ vơ một mình với con chó kỉ vật. Lão Hạc hết mực yêu thương con chó, coi nó như là con là cháu của mình, gọi nó là cậu Vàng một cách hết sức trân quý. Lão dù nghèo không có cái ăn nhưng vẫn để dành đồ ăn cho nó, như vậy Lão không chỉ là một người yêu con mà còn rất yêu động vật nữa. Cuộc sống cũng không chịu khoan nhượng cho một lão nông nghèo mà lão cứ liên tiếp mắc phải những trận ốm, sức cùng lực kiệt , việc làm cũng chẳng còn mấy, túng quẫn lão đành bán con chó trong nỗi niềm day dứt. Lão đắn đo mãi, dù gì thì lão cũng không dám động đến một sào đất, sào ruộng để dành chon con. Cậu Vàng bán đi rồi, lão lại tự trách bản thân, bản tính lương thiện đã dày vò lão, lão tìm đến cái chết như để giải thoát cho bản thân cũng như để tạ tội với cậu Vàng. Một con người tốt bụng, hiền lành như thế đấy, lão dù nghèo vẫn giữ nguyên sự trong sạch, lòng tự trọng. Nhân vật lão Hạc là đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ, bị bóc lột bất công dẫn đến cuộc sống không viên mãn mà đầy rẫy nhục nhằn, khó khăn.
Có thể nói, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc trong lòng người đọc, và đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau. Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Nhà văn Nam Cao đã xây dựng một hình tượng Lão Hạc vô cùng thành công. Khốn khổ khốn cực vì phải sống trong hoàn cảnh ” gà trống nuôi con ” , đến khi con lớn rồi vì gia cảnh khó khăn không lấy được vợ đã quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su để cho lão ở nhà bơ vơ một mình với con chó kỉ vật. Lão Hạc hết mực yêu thương con chó, coi nó như là con là cháu của mình, gọi nó là cậu Vàng một cách hết sức trân quý. Lão dù nghèo không có cái ăn nhưng vẫn để dành đồ ăn cho nó, như vậy Lão không chỉ là một người yêu con mà còn rất yêu động vật nữa. Cuộc sống cũng không chịu khoan nhượng cho một lão nông nghèo mà lão cứ liên tiếp mắc phải những trận ốm, sức cùng lực kiệt , việc làm cũng chẳng còn mấy, túng quẫn lão đành bán con chó trong nỗi niềm day dứt. Lão đắn đo mãi, dù gì thì lão cũng không dám động đến một sào đất, sào ruộng để dành chon con. Cậu Vàng bán đi rồi, lão lại tự trách bản thân, bản tính lương thiện đã dày vò lão, lão tìm đến cái chết như để giải thoát cho bản thân cũng như để tạ tội với cậu Vàng. Một con người tốt bụng, hiền lành như thế đấy, lão dù nghèo vẫn giữ nguyên sự trong sạch, lòng tự trọng. Nhân vật lão Hạc là đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ, bị bóc lột bất công dẫn đến cuộc sống không viên mãn mà đầy rẫy nhục nhằn, khó khăn.
Có thể nói, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc trong lòng người đọc, và đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau. Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.