viết đoạn văn tổng phân hợp 15 câu phân tích tình cảm ông sáu vs bé thu trong tác phẩm

By Claire

viết đoạn văn tổng phân hợp 15 câu phân tích tình cảm ông sáu vs bé thu trong tác phẩm

0 bình luận về “viết đoạn văn tổng phân hợp 15 câu phân tích tình cảm ông sáu vs bé thu trong tác phẩm”

  1. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, tác giả đã cho ta thấy tình yêu tình yêu ba của bé Thu. Tình yêu ấy được thể hiện trong ba ngày nghỉ phép của ba nó. Trong ba ngày ấy, con bé không chịu gọi ông Sáu là ba cho dù nó bị đẩy vào mọi tình huống, khi buộc phải gọi thì con bé gọi trống không và khi ông Sáu gắp cái trứng cho nó thì nó phản ứng dữ dội rồi bỏ sang nhà bà ngoại. Tất cả những hành động, cử chỉ đó đã cho thấy bé Thu là cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng chính điều đó đã thể hiện tình yêu ba mãnh liệt, cháy bỏng. Bởi tiếng gọi ba là thứ mà nó đã cất giữ suốt bao năm, tiếng gọi ba mà nó trân trọng, nâng niu nên nó quyết để dành tiếng ba ấy cho người ba đích thực của mình, nó quyết không phung phí một cách bừa bãi. Tình yêu ấy còn được thể hiện trong giây phút chia tay. Khi mới nhận ra thì tâm hồn con bé xôn xao, rộn ràng nhưng đã quá muộn. Lúc này ba nó đã sắp phải lên đường và vào cái cái giây phút mà mọi người không ngờ nhất thì tình ba con bỗng trỗi dậy trong lòng nó, nó cất tiếng gọi “Ba…a…a ba”. Tiếng gọi nghẹn ngào, đứt quãng mà nó cất giữ bấy lâu giờ nó cất lên với bao thương nhớ, thân thương, tiếng gọi mà ông Sáu chời đợi suốt bao năm ròng, cuối cũng ông ông cũng được nghe, tiếng gọi xé tan sự lặng im, nghe thật xót xa. Nó dùng hết sức lực nhỏ bé của mình để níu giữ ba nó ở lại “chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó”, đó chính là cách bộc lộ tình yêu ba của bé Thu một cách mạnh mẽ, chân thành khiến người ta xúc động. Có lẽ nó muốn ba ở lại để bù đắp cho nó những tình cảm, những nỗi nhơ thương mà nó thiếu thốn nên nó muốn giữ ba ở lại lâu hơn để được ba ôm vào lòng, để dược ba hôn tóc, hôn cổ cho thỏa nỗi nhớ mong. Khi con bé biết không thể giữ ba ở lại thì nó đành ngậm ngùi mếu máo “Ba về! Ba mua cho con cây lược nghe ba”. Có lẽ con bé muốn có cây lược để mỗi lần chải lên mái tóc, nó như có ba ở ở bên. Bằng các từ ngữ giàu cảm xúc, tác giả đã cho ta thấy bé Thu là một người rất yêu ba mình.

    Trả lời
  2. “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay viết về đề tài tình phụ tử. Đọc tác phẩm, điều khiến người đọc cảm động nhất chính là tình cảm mà cha con ông Sáu và bé Thu dành cho nhau. Câu chuyện về tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc trong kháng chiến đã đọng lại trong lòng người những suy nghĩ những bài học bổ ích.

          Tác phẩm ra đời năm 1966, lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Nam Bộ. Chính trong hoàn cảnh bom rơi, đạn nổ, kẻ thù không chỉ chia lìa đất nước mà còn chia lìa từng gia đình ấy, tình cảm gia đình lại được thể hiện đậm nét, cảm động hơn bao giờ hết.

          Ông Sáu khi đi kháng chiến có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến, vì cô bé còn nhỏ nên đi thăm chồng, vợ của ông không mang theo con. Bởi vậy, ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Và giờ đây, khi trở về thì tình cha con ấy lại trỗi dậy trong lòng, ông cảm thấy nôn nao. Ngay lập tức, khi xuống thuyền, thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình. Không chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: “Thu! Con!”. Điều đó thể hiện một tình cảm của người cha một cách tự nhiên, quá xúc động. Dường như chính lúc này đây, trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng khi sau tám năm trời mới được nhìn thấy mặt con và dường như ông cũng mong sự đáp lại tình cảm của con. Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lời, giọng lặp bặp: “Ba đây con”! Lúc đó chính là lúc cái tình của người cha lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Việc bé Thu sợ hãi chạy ào đi như một gáo nước lạnh dội mạnh vào trái tim đang nóng bỏng của ông Sáu. Ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thốt.

          Những ngày sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Song càng vỗ về bao nhiêu con bé lại càng đẩy ông ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng “ba”. Chỉ một tiếng “ba” mà thôi! Nhưng chẳng có điều gì khác ở con gái ông ngoài sự thờ ơ, lạnh lùng thậm chí thù ghét. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó. Đến một bữa cơm, khi ông gắp cái trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Ông Sáu hẳn đã vô cùng ân hận vì giây phút nóng nảy đó của mình.

    Trả lời

Viết một bình luận