0 bình luận về “việt nam học được sau khi liên xô tan rã”
Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây:
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.
Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia – dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.
Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây:
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.
Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia – dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.
Sau khi Liên Xô tan rã ta có thể thấy và học tập được
+ Cần phải có sự đoàn kết ,thống nhất giữa nhân dân và người lãnh đạo
+ Phải đưa ra những biện pháp ,kế hoạch kịp thời khi ứng đối với các khủng hoảng
+ Cần chọn người lãnh đạo thật sự có khả năng cũng như lòng yêu nước
….