các biện điều khiển sinh trưởng phát triển của động vật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao

By Aubrey

các biện điều khiển sinh trưởng phát triển của động vật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao

0 bình luận về “các biện điều khiển sinh trưởng phát triển của động vật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao”

  1. Đáp án:

    Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi

    – Cải tạo giốngBằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

    – Cải thiện môi trường: Có các chế độ ăn thích hợp, chuẩn bị chuồng trại ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, tắm cho động vật để động vật không mắc bệnh và không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt khi trời nóng; tiêm phòng các bệnh thường gặp cho vật nuôi.

    Trả lời
  2. Đáp án:

    1. Về chuồng trại: Quy hoạch, thiết kế phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, từng đối tượng và giai đoạn vật nuôi đảm bảo cho vật nuôi sinh trưởng, sinh sản tốt, thuận lợi cho quản lý và thực hiện các giải pháp an toàn sinh học. Nhất thiết phải có hệ thống xử lý chất thải, không xả thải trực tiếp ra môi trường. Với thuỷ cầm có thể có chuồng trại để nuôi công nghiệp hoặc chuồng trại kết hợp với ao hồ,… thì cần có giải pháp quản lý, kiểm soát đàn tránh bị lây nhiễm bệnh từ môi trường hoặc vật nuôi khác, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm.
    2. Chủ động chất lượng con giống

    Lựa chọn giống năng suất, chất lượng cao, phù hợp với lợi thế từng vùng, từng địa phương và thị hiếu của người tiêu dùng. Mua giống ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, được cấp phép sản xuất, có lý lịch con giống, đã được tiêm phòng vacxin theo yêu cầu Thú y và được cơ quan Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

    Tùy thuộc vào mục đích chăn nuôi, điều kiện kinh tế của gia đình mà lựa chọn con giống cho phù hợp. Nuôi với mục đích sinh sản, người chăn nuôi có thể lựa chọn một số giống gà như Isa Brown, Ai cập, Hyline Brown, Goldline,… giống vịt siêu trứng TC,.. Nuôi thương phẩm nên chọn giống gà như Lương Phượng, giống nội như Đông Tảo, Ri, con lai giữa gà trống nội (Mía, Đông Tảo, Ri, Chọi,..) với gà mái ngoại lông màu, giống vịt như Bầu cánh trắng, Super Meat,..

    3.Về thức ăn và nước uống

    Chủ động cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gia cầm; có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương kết hợp với thức ăn công nghiệp để giảm bớt chi phí. Không sử dụng các chất cấm để kích thích tăng trưởng như clenbuterol, salbutamol, raptopamine,.. kháng sinh trong danh mục cấm. Sử dụng kháng sinh điều trị theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng cách) để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tuyệt đối tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi giết thịt đúng theo hướng dẫn trên nhãn chai hoặc bao bì.

    Cung cấp đủ nước uống sạch và bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh cho gia cầm.

    4.Đảm bảo các biện pháp cách ly và vệ sinh sát trùng

    Nếu nuôi gia cầm thương phẩm: Nên áp dụng phương thức nuôi “cùng vào cùng ra”. Đưa gia cầm vào nuôi cùng một giống, cùng lứa và xuất ra cùng đợt để có điều kiện trống chuồng và cách ly cắt đứt nguồn bệnh. Thời gian để trống chuồng tối thiểu là 15 ngày.

    Đối với hình thức nuôi tổng hợp: nên bố trí các khu chăn nuôi riêng cho từng loại gia cầm, từng giống gia cầm; không nuôi chung nhiều lứa tuổi, nhiều loại gia cầm trong một khu chuồng nuôi và sân chơi nhằm giảm sự lây nhiễm chéo giữa các con nuôi.

    Khi nhập giống mới phải có khu nuôi cách ly theo dõi ít nhất 10 – 15 ngày đầu, trong thời gian này nếu thấy đàn gia cầm hoàn toàn khỏe mạnh mới nhập vào khu chăn nuôi chung.

    Cổng ra vào khu vực chăn nuôi phải có hố khử trùng được thay thường xuyên hàng ngày, xe và người ra vào khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phun khử trùng. Phải có khu vực riêng để xử lý gia cầm ốm, chết. Khu xử lý chất thải chăn nuôi ở cuối trại chăn nuôi và có địa thế thấp nhất.

    Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi, thay chất độn chuồng bị ẩm ư­ớt. Định kỳ vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng như Iotdine 10%, Virkon, Bencocid,.. (1 tuần/lần đối với vùng không có dịch, 1- 2 ngày/lần đối với vùng đang có dịch).

    Sau mỗi đợt nuôi thu gom chất độn chuồng đ­ưa vào hố ủ có vôi bột, khơi thông cống rãnh, cọ rửa nền chuồng, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, quét vôi t­ường, nền chuồng, rắc vôi bột (40 kg/1000 m2) xung quanh chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, vườn chăn thả và phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng, vư­ờn chăn thả trước khi nuôi mới.

    5.Về công tác quản lý dịch bệnh

    Tiêm phòng đầy đủ vacxin cho đàn gia cầm theo lịch hướng dẫn của cơ quan thú y. Với gà cần phòng đầy đủ một số bệnh như Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, Đậu, Tụ huyết trùng. Với vịt thì cần phòng đầy đủ một số bệnh như: Dịch tả; viêm gan ngan, vịt,..

    Có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi như làm đệm lót sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh trộn vào thức ăn hoặc phun trực tiếp lên nền chuồng.

    Hàng ngày theo dõi sức khỏe gia cầm, phát hiện sớm vật nuôi có biểu hiện bất thường để cách ly, điều trị. Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát, cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

    Mặt khác, để chăn nuôi gia cầm có hiệu quả và bền vững thì bên cạnh việc thực hiện tốt phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ, nắm bắt thông tin thị trường. Hình thành mối liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thành lập nhóm chăn nuôi, các tổ hợp tác chăn nuôi, hợp tác xã ngành hàng,.. Thuận lợi cho việc trao đổi kỹ thuật, mua bán các vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

     

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận