Cho 19,2 g Cu vào 500 ml dd NaNO3 1M sau đó thêm 500ml dd HCl 2M được ddA. a, Cu có tan hết ko? Thế tích khối NO thoát ra duy nhất ở đktc? b, Tính nồn

By Caroline

Cho 19,2 g Cu vào 500 ml dd NaNO3 1M sau đó thêm 500ml dd HCl 2M được ddA.
a, Cu có tan hết ko? Thế tích khối NO thoát ra duy nhất ở đktc?
b, Tính nồng độ mol/l của các chất có trong dd A?
c, phải thêm bao nhiêu lit dd NaOH 0,2M để kết tủa hết Cu2+ chứa trong ddA

0 bình luận về “Cho 19,2 g Cu vào 500 ml dd NaNO3 1M sau đó thêm 500ml dd HCl 2M được ddA. a, Cu có tan hết ko? Thế tích khối NO thoát ra duy nhất ở đktc? b, Tính nồn”

  1. Đáp án:

     a/ Cu tan hết $V_{NO}=4,48\ lít$

    b/ $⇒[Cu^{2+}]=0,3M; [NO^-_3\ dư] =0,3M; [Cl^-]: 1M; [H^+]:=0,2M$

    c/ 4 lít

    Giải thích các bước giải:

     $n_{Cu}=\dfrac{19,2}{64}=0,3\ mol$

    $n_{HCl}=0,5.2=1\ mol;\ n_{NaNO_3}=0,5\ mol$

    $⇒n_{H^+}=n_{HCl}=1\ mol; n_{NO^-_3}=0,5\ mol$

    Các quá trình nhường – nhận electron

    $Cu\to Cu^{+2}+2e\\4H^++NO^-_3+3e\to NO+2H_2O\\⇒3Cu+8H^++2NO^-_3\to 3Cu^{+2}+2NO+4H_2O$

    So sánh số mol ta thấy: $\dfrac{0,3}{3}<\dfrac{1}{8}; \dfrac{0,3}{3}<\dfrac{0,5}{2} ⇒$ Cu tan hết

    $n_{NO}=\dfrac{2}{3}.n_{Cu}=0,2\ mol⇒V_{NO}=4,48\ lít$

    b/ $V_A=0,5+0,5=1\ lít$

    Trong A chứa: $Cu^{2+}:0,3\ mol; NO^-_3\ dư: 0,5-0,2=0,3\ mol; Cl^-: 1\ mol; H^+: 1-0,8=0,2\ mol$

    $⇒[Cu^{2+}]=0,3M; [NO^-_3\ dư] =0,3M; [Cl^-]: 1M; [H^+]:=0,2M$

    c/ Thứ tự phản ứng khi cho NaOH vào dd A: 

    $H^++OH^-\to H_2O\\Cu^{2+}+2OH^-\to Cu(OH)_2$

    $⇒n_{NaOH}=n_{OH^-}=n_{H^+}+2.n_{Cu^2+}=0,2+2.0,3=0,8\ mol\\⇒V_{dd\ NaOH}= 0,8:0,2=4\ lít$

    Trả lời

Viết một bình luận