Cho đoạn trích sau: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc

Cho đoạn trích sau:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
(Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2006, tr118)
a. Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung.
b. Nêu những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

0 bình luận về “Cho đoạn trích sau: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc”

  1. a) Ý nghĩa đoạn trích: Thể hiện quyết tâm tiêu diệt quân giặc của vua Quang Trung:

    – Đánh để bảo về và giữ gìn những phong tục tập quán lâu đời từ xa xưa của nhân dân ta.

    – Đánh cho quân giặc không còn một mảnh áo giáp, không còn một chiếc xe nào để trở về, đánh để cho kẻ thù biết sức mạnh của dân tộc ta là một dân tộc độc lập có chủ quyền.

    => Ý nghĩa cuối cùng mà bài thơ này muốn nói đến chính là ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân, khẳng định chủ quyền của dân tộc.

    b) Những đóng góp:

    – Lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

    – Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chống giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh.

    – Vua Quang Trung đã đưa ra những chính sách, cải cách giúp ổn định tình hình đất nước.

    Bình luận
  2. 1.Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ của vua Quang Trung:

    – Đoạn trích trong bài hiểu dụ khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán để tóc dài và nhuộm răng đen của người Việt Nam…

    – Thể hiện quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc,khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào có thể trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ. Đoạn trích trong bài hiểu dụ trên được coi như bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta trong thế kỉ XVIII…

    2. Những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn:

    – Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ ba tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước…

    – Đánh bại quân xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập dân tộc…

    – Tiến hành nhiều cải cách tiến bộ…mở ra một bước phát triển mới của lịch sử dân tộc.

    Bình luận

Viết một bình luận