“ Dến năm 14 tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Tất cả đầu là việc của mẹ. Giặt, phơi, xếp ủi, treo lên móc. Mỗi sáng, tôi chỉ cần việc mặc những chiếc áo rất tinh tươm để đến trường. Cho đến 1 ngày nọ mẹ đi vắn, và trời vừa đang nắng lác đác vài hạt mưa ko cách nào káhc, tôi phải làm. Lấy quần áo từ sào xuống thật là thơm. 1 mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, nóng ròn. Mùi của nắn và lần đầu tiên trong đời. Tôi ngồi bên đống quần áo lóng ngóng xếp từng bộ quần áo. Tôi chỉ muốn nói rằng… Toàn là những việc nhỏ nhặt. Nếu bạn ko làm đc điều gì dễ dàng, cớ sao tôi phải đi rằng rằng. Bạn có đủ trách nhiệm nhận thức để làm điều khó hơn”
Câu 1: xác định 2 PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn
Câu 2: năm 14 tuổi, nhân vật tôi chưa tự làm đc những việc gì? Vì sao?
Câu 3: phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu “ Tôi chợt nhận ra quần áo … thanh sạch”
Câu 4: Bài học em nhận được qua câu văn sau là gì “ nếu bạn không tự làm đựoc điều gì dễ dàng, cớ sao tôi phải đi rằng rằng. Bạn có đủ trách nhiệm nhận thức để làm điều khó hơn”
Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Tất cả đều là việc của mẹ. Giặt, phơi, xếp, ủi, treo lên móc. Mỗi sáng, tôi chỉ việc mặc những chiếc áo rất phẳng, tinh tươm để đến trường. Cho đến một ngày nọ mẹ đi vắng, và trời trưa đang nắng bỗng lắc rắc vài hạt mưa. Không cách nào khác, tôi phải làm. Lấy quần áo từ sào phơi, ôm vào phòng. Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn”. Mùi của nắng. Và lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng, bắt đầu xếp từng cái một.
Tôi chỉ muốn nói rằng … những ví dụ đó không hoàn toàn là những việc nhỏ nhặt.
Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
câu 1 :
PTBĐ : Tự sự + miêu tả
câu 2 :
Đến năm mười bốn tuổi, nhân vật ” tôi” vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Vì, tất cả đều là do mẹ cậu làm hết, mẹ không muốn cậu phải đụng chân đụng tay vào những việc “nhỏ nhặt “như vậy.
câu 3 :
“Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn”.“
`=>` Biện pháp tu từ : liệt kê ( thơm, mới mẻ, lạ lẫm,…)+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( nóng giòn )
=> Hiệu quả : Thể hiện những cảm giác chân thật, trong sáng của tác giả. Đồng thời, làm nổi bật lên những vẻ đẹp, những cái thú vị khi được tự mình lần đầu xếp quần áo của tác giả. Những biện pháp tu từ sử dụng rất thành công còn làm cho bài viết trở nên sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn
câu 4 :
” Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn? “
`=>` Bài học : phải biết tự làm, tự lập từ những việc nhỏ nhặt nhất, bởi những thứ đó không chỉ là nền móng cho những việc to lớn sau này mà nó còn tạo cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa.