Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở,

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương… […] Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.”
(Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2019)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy chỉ ra các đề tài chính trong sáng tác của tác giả đó.
Câu 2: Đoạn văn trên là lời của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?
Câu 3: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó.
Câu 4: Viết một đoạn văn theo cấu trúc tổng – phân – hợp trong khoảng từ 13-15 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc qua truyện ngắn này. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và chú thích.

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở,”

  1. `1,` Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao.

    `=>` Nói lên sự bất hạnh, đau khổ của người nông dân trong xã hội xưa.

    `2,` + Đoạn trên là lời nói của ông Giáo. 

    + Được nói trong hoàn cảnh trước cách mạng tháng `8.`

    `=>` Đoạn văn trên muốn nói với chúng ta rằng trong cuộc sống chúng ta cần phải biết quan sát, tìm hiểu những người xung quanh mình, và đừng vì sự ích kỉ mà bị che mờ đi chính con người thật của mình và đồng thời cũng tố cáo lên xã hội bật hạnh lúc mấy giờ.

    `3,` Từ chỉ tính cách của con người theo 1 hướng tiêu cực: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..

    `4,` Gợi ý:

    – Là một người nông dân nghèo khổ.

    – Một con người hiền lành chất phát, hết lòng vì con yêu thương con.

    – Yêu quý con chó như con của mình, cùng ăn cùng ngủ với nó.

    – Con người có tấm lòng tự trọng cao, thà chọn cái chết còn hơn bị thức ăn mà tha hóa, đánh mất đi nhân bản của con người.

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    -Trích trong : “Lão Hạc” của Nam Cao

    -Đề tài : Thái độ sống và cách ứng xử đối với con người 

    Câu 2 : 

    -Lời nói của Ông giáo 

    -Hoàn cảnh : Ông giáo đưa ra quan điểm của mình trước cách mạng 

    -Bài học : Mỗi con người cần phải có cách đánh giá, nhìn nhận mọi người bằng đôi mặt của tình yêu thương , mỗi con người hãy mở rộng tầm nhìn, bao dung đối với mọi người hơn . Đừng vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.”

    Câu 3 : 

    -Trường từ vựng :

    +Chỉ tính cách con người : gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, ác.

    Bình luận

Viết một bình luận