Kể lại trận đánh ngọc hồi của vua quang trung Mọi người giúp em với e đang cần gấp lắm ????

By Eliza

Kể lại trận đánh ngọc hồi của vua quang trung
Mọi người giúp em với e đang cần gấp lắm ????

0 bình luận về “Kể lại trận đánh ngọc hồi của vua quang trung Mọi người giúp em với e đang cần gấp lắm ????”

  1. Mình có làm vài ý

    Bạn Tham khảo nhé!!

    * Dàn ý

    A. Mở bài

    – Giới thiệu câu chuyện

    B. Thân bài

    –  Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh đến Thăng Long giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Tướng sĩ xin Bắc Bình Vương lên ngôi để làm yên lòng người.Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân hạ lệnh xuất quân.

    – Đến Nghệ An, Quang Trung cho tuyển thêm hơn 1 vạn lính mở cuộc duyệt binh. Đến Tam Điệp mở tiệc khao quân, chia quân sĩ làm 5 đạo. Đúng tối 30 tết lập tức lên đường.

    – Trên đường tiến quân ra Bắc, những toán quân Thanh do thám bị bắt sống. Ngày 03 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đồn Hà Hồi bị hạ. Mờ sáng ngày 05 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh đại bại. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt cuống cuồng chạy mất mật. Quân Thanh tranh nhau qua cầu tháo chạy rơi xuống nước nhiều không kể xiết. Vua tôi Lê Chiêu Thống dìu dắt nhau chạy trốn sang đất Bắc.

    C. Kết bài

    – Nêu cảm nghĩ

    ** Bài viết tham khảo

        Lịch sử Việt Nam phải trải qua không biết bao nhiê cuộc chiến đấu oanh liệt, ghi dấn ấn sâu đậm trong nhân dân. Và đặc biệt trận đánh Ngọc Hồi là một trận đánh như vậy. 

        Quân Thanh viện cớ sang trợ giúp triều đình nhà Lê, dẫn quân xâm lược, chiếm đóng nước ta. Quân Thanh sau khi chiếm đóng lập tức trở nên ngạo mạn, gây ra rất nhiều tội ác. Vì được vua Lê nhượng bộ nên chúng ra sức vơ vét của cải nhân dân ta, ăn chơi, hưởng thụ. Do đó, đất nước ta đã phải rơi vào ách đô hộ, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, khổ cực. Quả thật đáng thương xiết bao!

       Bọn quân tướng nhà Thanh do chiếm đóng quá dễ dàng nên chúng không hề phòng thủ. Lợi dụng điều đó, Nguyễn Huệ vừa mới nhận tin, lập tức quyết định thực hiện 1 cuộc chiến thần tốc quét sạch quân Thanh ra bờ cõi nước Nam. Nguyễn Huệ tế cáo trời đất rồi lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh cả đường thủy lẫn đường bộ, ngày đêm không nghỉ. Ngày 28 đến Nghệ An, ông tìm gặp La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp xin ý kiến. Nghe xong, vua Quang Trung mừng lắm, lập tức mở cuộc chiêu binh, tuyển thêm lính, cứ ba suất đinh lấy một suất lính. Hành động ấy cho thấy ông là 1 vị vua quyết đoán, nhanh nhạy, biết trọng người tài. Vua còn khích lệ tinh thần các chiến sĩ. Hôm sau, khi hội quân ở Tam Điệp, ông đã thưởng phạt các binh lính một cách hợp lí. Ông đã dùng tội biến thành cơ hội để sửa chữa, Đúng là một con người anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, biết dùng người! Vua Quang Trung đề ra chiến lược, vạch ra kế hoạch cụ thể, chia quân ra thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ông phân quân cũ cho các tướng còn tự mình chỉ huy số quân mới tuyển để những người lính mới yên tâm chiến đấu, cho binh lính, cho tướng sĩ ăn Tết sớm và xuất quân vào ngày 30 Tết.

        Quân Tây Sơn tiến đến sông Gianh, đánh tan tác quân Thanh. Đội quân thần tốc tiến lên bắt gọn đám quân Thanh do thám. Do đạo quân Tây Sơn hành quân nhanh và các đám quân do thám bị bắt, quân Thanh từ Hà Hồi tới Thăng Long không biết gì về cử động của quân Tây Sơn. Nửa đêm mồng 3, quân Tây Sơn tiến đến làng Hà Hồi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung, quân vây kín làng rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị bất ngờ, sợ mất vía trước sự áp sát quá nhanh của quân Tây Sơn, không kịp kháng cự, vội vàng ra hàng và để mất hết lương thực, khí giới vào tay quân Tây Sơn. Càng về sau, vua Quang Trung càng chứng tỏ được tài dụng binh như thần, cách đánh giặc đầy mưu trí, khéo léo, vừa không làm tổn thất lực lượng, vừa giành được thắng lợi nhanh chóng. Vua Quang Trung truyền lấy 60 tấm ván ghép vào nhau, cứ ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.

        Sau đó, cứ 10 người thì cầm 1 bức, lưng giắt dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành hình chữ “nhất”. Đội quân trông rất hùng hậu, chỉ cần nhìn thôi cũng đủ khiếp sợ. Vua Quang Trung oai phong, lẫm liệt đích thân đốc thúc đại quân, tiến sát đến đồn Ngọc Hồi vào mờ sáng mồng 5 Tết. Quân Thanh chống trả kịch liệt, nổ súng bắn ra, lợi dụng hướng gió Bắc, tung khói lửa về hướng quân Tây Sơn. Nào ngờ, trời đột ngột đổi gió khiến quân Thanh tự làm hại mình. Quả thật, sự chính nghĩa của quân Tây Sơn đã khiến trời cũng phải động lòng giúp đỡ. Chống trả không nổi, chúng bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thái thú Sầm Nghi Đống vì nhục mà thắt cổ chết. Với khí thế như vũ bảo, quân Tây Sơn truy kích quân Thanh đến cùng, lùa voi giày đạp chết đến hàng vạn người.

    Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành. Tôn Sĩ Nghị và bọn vua tôi nhà Lê không hay biết gì, vẫn cứ vui chơi, yến tiệc linh đình. Đến mồng 4, chúng mới nhận được tin cấp báo từ đồn Ngọc Hồi. Khi quân Tây Sơn tràn vào, sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vội vã bỏ trốn. Mất đi người cầm đầu, quân Thanh không tránh khỏi sự hoảng loạn, mạnh ai người nấy chạy, tan tác như ong vỡ tổ. Vua quan nhà Lê cũng chịu chung số phận bi thảm, phải rời bỏ đất nước, chạy trốn sang Trung Quốc. Như vậy, chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi, quân Tây Sơn đã giành thắng lợi to lớn, quét sạch bọn xâm lăng, giữ yên bờ cõi, đem lại độc lập cho nước nhà.

        Chiến công thần tốc đại phá quân Thanh đã ghi một dấu ấn vẻ vang, đã viết thêm một trang vàng chói lọi cho lịch sử nước nhà. Qua đó, ta thấy được sức mạnh đại đoàn kết của quân nhân ta và hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Ông cha ta đã có công giữ nước chống giặc ngoại xâm, thế hệ chúng ta ngày nay phải gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn.

    #chucbanhoctot

    Cho mình xin Tim và Vote and ctlnh nhé ;D

    Trả lời
  2.  Cách đây 228 năm, mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dũng mãnh, dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, mãnh liệt, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

    Ngược dòng lịch sử, Triều đình Mãn Thanh từ khi được thiết lập đã rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa tìm được cớ gây hấn. Lợi dụng hành động “rước voi về giày mồ” của bè lũ phong kiến phản động Lê Chiêu Thống, quân Thanh đã tràn sang xâm chiếm nước ta với một lực lượng viễn chinh lớn gồm 20 vạn quân.

    Trước tình hình thù trong, giặc ngoài, nhận thấy nguy cơ chủ yếu là bọn phong kiến xâm lược phương bắc, Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, rồi nhanh chóng tiến công ra bắc. Ngày 15/1/1789, Nguyễn Huệ cùng đại quân (sau khi đã tăng quân số lên đến 10 vạn người) và một đội tượng binh lớn gồm vài trăm voi chiến đã ra đến Tam Điệp, hội quân với Đại tư mã Ngô Văn Sở, chuẩn bị phản công quân Thanh.

    Nắm được kế hoạch và cách bố trí lực lượng của địch, Quang Trung đã chia quân Tây Sơn ra làm 5 đạo chính và đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu (25/1/1789), đạo quân chủ lực do Quang Trung chỉ huy đã vượt sông Gián Thuỷ, mở màn cuộc đại phá quân Thanh. Các đồn tiền tiêu của địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo… lần lượt bị hạ. Không một tên lính nào chạy thoát.

    Nửa đêm mùng 3 Tết Kỷ Dậu (ngày 28/1/1789), quân Tây Sơn bí mật bao vây đồn Hạ Hồi (cách Thăng Long khoảng 20km), uy hiếp địch và bắt sống hàng vạn quân Thanh. Mùng 4 Tết (ngày 29/1/1789), quân Tây Sơn tiếp cận Ngọc Hồi. Lúc này, đạo quân thứ ba do Đại đô đốc Bảo chỉ huy cũng tập kết tại phía Tây Nam Ngọc Hồi, cùng chuẩn bị tiến công.

    Sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (ngày 30/1/1789), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công với thế xung trận mạnh như triều dâng, bão cuốn đã phá huỷ các chiến luỹ và toàn bộ trận địa phòng thủ mặt Nam đồn Ngọc Hồi…

    Đạo quân thứ hai do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy cũng đồng thời mở cuộc tiến công hết sức bất ngờ vào đồn Đống Đa. Bằng khí thế áp đảo, quân Tây Sơn với đội hình bày sẵn, xông thẳng vào đồn trại địch, đốt phá các doanh trại phía ngoài rồi nhanh chóng đánh thọc sâu vào sở chỉ huy của địch. Chỉ trong chốc lát, số quân Thanh bị chết và bị thương đã lên đến 5.000 người.

    Trước thế cùng, lực kiệt, Sầm Nghi Đống đã phải thắt cổ tự tử ngay tại sở chỉ huy. Tiếp tục thế tiến công, đạo quân Tây Sơn đã thừa thắng, tiêu diệt luôn các đồn Yên Quyết, Nam Đồng rồi nhanh chóng thọc sâu vào Thăng Long, đồng thời uy hiếp vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị.

    Quang Trung đưa đạo quân chủ lực tiếp tục tiến đánh đồn Ngọc Hồi và cho đội voi chiến chia làm 2 cánh tả, hữu, đánh vào 2 bên sườn. Quân Tây Sơn ào ạt tiến lên, bất chấp đại bác, cung tên và hoả mù của giặc và tiêu diệt hoàn toàn đồn Ngọc Hồi. Tàn quân Thanh tháo chạy về phía Đầm Mực nhưng bị đạo quân thứ ba do Đại đô đốc Bảo chỉ huy tiêu diệt hoàn toàn.

    Tại đại bản doanh đóng ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị, Tôn Sĩ Nghị vội vàng qua cầu phao, nhằm hướng Bắc chạy trốn. Đại Nam chính biên liệt truyện viết “Tôn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa một mình chạy về Bắc. Tướng sĩ thấy vậy tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn ngã cả xuống sông, chết đến vài vạn người, làm cho nước sông không chảy được”.

    Trận Ngọc Hồi – Đống Đa đại thắng đã chứng tỏ nghệ thuật quân sự tuyệt vời của quân Tây Sơn. Đó là nghệ thuật chuyển quân thần tốc từ Phú Xuân ra bắc; là nghệ thuật tác chiến chiến lược và trong riêng từng trận đánh – đó là nghệ thuật “chính, kỳ” cổ điển. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ đã đập tan mộng xâm lược của quân Thanh, giải phóng hoàn toàn kinh thành Thăng Long, giữ vững nền độc lập dân tộc.

    Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh

    Trả lời

Viết một bình luận