Mỗi đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con Câu hỏi: +Nội dung là gì? +Nghệ thuật dùng trong câu ca dao là gì? +Nghệ thuật nêu trên giúp

Mỗi đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Câu hỏi:
+Nội dung là gì?
+Nghệ thuật dùng trong câu ca dao là gì?
+Nghệ thuật nêu trên giúp bài ca dao hay hơn ntn?
+Ý nghĩa (bài học rút ra)
***Bạn nào nghĩ thêm được câu hỏi hay nào thì cứ trả lời, càng tốt nha^^.Bài làm phải sâu sắc, cảm ơn các bạn rất nhiều nha^.^

0 bình luận về “Mỗi đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con Câu hỏi: +Nội dung là gì? +Nghệ thuật dùng trong câu ca dao là gì? +Nghệ thuật nêu trên giúp”

  1. Nội dung là : Ở trong câu ca dao này, việc thắp đèn trời này không phải là hình ảnh thực. Nó là một hành động được diễn ra chính trong tâm tưởng của người con, được tạo hình bởi sự thành kính, được đốt lên bởi tình yêu thương cha mẹ ngút ngàn. Lòng hiếu thảo bất tận của người con đã tạo nên thứ dầu vĩnh cửu thắp cho chiếc đèn trời vào mỗi đêm. Cũng như những người làm cha làm mẹ luôn quên mình mà hy sinh, suy nghĩ về con cái. Thì những người con cũng ngày ngày đêm đêm mong mỏi, hi vọng cha mẹ mình được mạnh khỏe, được sống thật lâu để hưởng phúc bên con cháu . Ước mong ấy thật giản dị, được người con ngày cầu đêm mong bằng sự yêu thương nồng đượm. Và tất nhiên họ cũng đang ra sức để góp phần thực hiện điều đó. Những người con gắng sức trưởng thành, cố gắng để thành công, giúp cho cha mẹ có được một cuộc sống thật tốt, không phải lắng lo, suy nghĩ điều chi – giống như cha mẹ họ đã làm.

    Nghệ thuật dùng trong câu ca dao : Câu ca dao bắt đầu bằng từ láy “đêm đêm”. Đó là một sự sáng tạo từ mô típ “chiều chiều” vô cùng quen thuộc trong ca dao dân ca chốn làng quê. Điểm chung của những mô tip mang tính chất thời gian như vậy, chính là để tạo ra cái không gian, cái bối cảnh để cho cảm xúc con người được dịp mà lên men, mà chưng cất rồi thăng hoa. Như là các cụ ta ngày xưa vẫn thường tâm đắc “tức cảnh mà sinh tình”. Cái tình con người nó luôn trú ngụ ở ngõ ngách nào đó của những tâm hồn. Chỉ chờ cái cảnh dẫn lối mà dâng lên, chứa chan khắp cả cơ thể. “Đêm đêm” là khoảng thời gian không còn là buổi tối, nhưng cũng chưa đến khuya. Nó là khoảng thời gian để người ta ngồi nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Để những muộn phiền của cuộc sống được để lại phía sau cánh cổng, cho tâm hồn được thả lỏng, tự mình suy nghĩ, tự mình nhớ nhung. Và “đêm đêm” cũng chính là thời gian cho gia đình được ở bên nhau, cùng nhau ngồi lại, tâm sự về những điều ở ngoài kia. Chính vì thế mốc thời gian “đêm đêm” đã giúp tạo nên một bối cảnh, một cơ hội để trong tôi nảy mầm lên những suy nghĩ yêu thương về cha mẹ mình. Và hơn thế, “đêm đêm” còn chỉ một chuỗi thời gian đều đều, lặp lại liên tục.

    – > Nghệ thuật nêu trên giúp bài ca dao hay hơn

    Bình luận
  2. @Meo_

    * Nội dung là: những mong ước, khao khát của con cái đối với cha mẹ sẽ luôn được sống bình an bên cạnh mình.

    * Nghệ thuật dùng là: Sử dụng tính chất biểu cảm cao, sử dụng phép nói quá là mỗi đêm thắp đèn trời.

    * Nghệ thuật nêu trên giúp bài ca dao hay hơn như là:

    + Tạo ra sự chân thành hơn về mơ ước của con cái;

    + Thể hiện tính biểu cảm cao hơn.

    * Ý nghĩa là: Nhắc nhở và đề cao về lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ mình.

    Bình luận

Viết một bình luận