Nội dung các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884. Vì sao triều đình Huế kí với Pháp các Hiệp ước này? Giúp em với nhé mấy anh chị

By Arianna

Nội dung các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884. Vì sao triều đình Huế kí với Pháp các Hiệp ước này?
Giúp em với nhé mấy anh chị

0 bình luận về “Nội dung các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884. Vì sao triều đình Huế kí với Pháp các Hiệp ước này? Giúp em với nhé mấy anh chị”

  1. Đáp án

    *) Hiệp ước Nhâm Tuất( 1862 ):

    – Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường và Biên Hòa ) và đảo Côn Lôn;

    – Mở ba cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên ) cho Pháp vào buôn bán;

    – Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây;

    – Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc;

    – Pháp sẽ trả lại cho triều đình thành Vĩnh Long cho triều đỉnh chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến;

    – Triều đình không được tự ý cắt đất giảng hòa với bất cứ nước nào nếu như chưa được Pháp ưng thuận.

    *) Hiệp ước Giáp Tuất ( 1874 ):

    + Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên;  miền Đông gồm: Gia Định, Định Tường và Biên Hòa )  là đất thuộc Pháp

    + Mở đường lối đi lại, cho Pháp tự do buôn bán.

    + Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nhắm.

    -> Nước ta trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, mất một phần quan trọng trong chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền buôn bán, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

    *) Hiệp ước Hác-măng ( 1883 ):

    + Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì để nhập và đất Nam Kì thuộc Pháp…

    + Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đỉnh chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.

    + Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đỉnh, nắm các quyền trị an và nội vụ.

    + Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút hết quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

    *) Hiệp ước Pa-tơ-nốt ( 1884 ): Nội dung cơ bản giống Hiệp ước Hác Măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì để hòng lấy lòng vua quan bù nhìn và xoa dịu dư luận…

    Triều đình Huế kí với Pháp các Hiệp ước này vì

    – Không tin vào sức mạnh của dân có thể thắng giặc, của Pháp, sợ mất nước, quá đề cao kẻ thù là thực dân Pháp.

    – Muốn giảng hòa với Pháp để duy trì dòng dõi, đất đai.

    – Ảo tưởng con đường Thương Thuyết để giành lại những vùng đã mất.

    – …

    @Nocopyplease 22/6/2020.

    Cho câu trả lời hay nhất nha. Cảm ơn!

    Trả lời
  2.  Hiệp ước Hác – măng :

    Đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của quá trình xâm lược Việt nam của thực dân Pháp. Với hiệp ước này Việt nam chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

    Vì 

    – Vào giữa thế kỉ XIX, đất nước suy yếu, khủng hoảng về mọi mặt.

    – Trong khi đó, thực dân Pháp đang trong thời kì phát triển, cần nguyên nhiên liệu và thị trường để phát triển. Chính vì thế, năm 1858 Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam.

    – Nhân dân ta đã chiến đấu kiên cường và bền bỉ chống Pháp

    – Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ nhà Nguyễn

     Hiệp ước Pa – tơ- nốt :

    + Chỉ là một hiệp ước điều chỉnh một số nội dung từ hiệp ước Hác- măng nhằm xoa dịu dư luận và phong trào đấu tranh của quần chúng.

    Vì 

    – Pháp lại bắt triều đình Huế kí thêm hiệp ước Pa-thơ-nốt

    – Mở rộng địa bàn Trung Kì, nhượng cho triều đình Huế thêm 1 số quyền lợi nhằm mua chuộc một số phần tử phong kiến hám lợi, hòng dập phong trào phản đối của nhân dân

    – Hiệp ước Nhâm Tuất 

    + Nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, bồi thường cho Pháp 20tr quan chiến phí

    + Mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán

    + Thành Vĩnh Long được trả lại khi nào triều đình chấm dứt được hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh Nam Kỳ

    – Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

    – Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

    – Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

    – Thái độ của em đối với sự việc đó là không thể chấp nhận được vì nhà nguyễn đã quá sợ và nghĩ nhân dân không thể chống lại pháp, nên đã ký với pháp bản hiệp ước nhâm tuất.

    – Hiệp ước Giáp Tuất

    + Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

    Vì:

    – Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

    – Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

    – Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

    Trả lời

Viết một bình luận