Nung 0,06 mol muối Nitrat của kim loại R hoạt động trung bình sau một thời gian thu được 6,3 g rắn A và 3,36l hỗn hợp khí B ở đktc. a) Xác định % the

By Jasmine

Nung 0,06 mol muối Nitrat của kim loại R hoạt động trung bình sau một thời gian thu được 6,3 g rắn A và 3,36l hỗn hợp khí B ở đktc.
a) Xác định % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp B
b) Tìm kim loại R

0 bình luận về “Nung 0,06 mol muối Nitrat của kim loại R hoạt động trung bình sau một thời gian thu được 6,3 g rắn A và 3,36l hỗn hợp khí B ở đktc. a) Xác định % the”

  1. Đáp án:

    a, Gọi CTTQ của muối là $R(NO_3)_x$

    Vì muối hoạt động trung bình nên khi nhiệt phân thu được oxit; $NO_2$ và $O_2$

    $4R(NO_3)_x\rightarrow 2R_2O_y+4xNO_2+(2y-x)O_2$

    Theo phương trình ta có: 

    $\frac{n_{NO_2}}{n_{O_2}}=\frac{4}{1}$

    Do đó $\%V_{NO_2}=80\%;\%V_{O_2}=20\%$

    b, Ta có: $n_{NO_2}=0,12(mol);n_{O_2}=0,03(mol)$

    Bảo toàn khối lượng ta có: $m_{R(NO_3)_x}=12,78(g)$

    Do đó $M_{R(NO3)_x}=213$

    Lập bảng biện luận tìm được R là Al

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    $a/$

    Gọi công thức của muối nitrat kim loại R là $R(NO_3)_n$

    $4R(NO_3)_n \xrightarrow{t^o} 2R_2O_n + 4nNO_2 + nO_2$

    Gọi $n_{O_2} = a(mol)$

    Theo PTHH :

    $n_{NO_2} = 4n_{O_2} = 4a(mol)$
    $⇒ n_B = n_{NO_2} + n_{O_2}$

    $⇔ 4a + a = \dfrac{3,36}{22,4} = 0,15$
    $⇔ a = 0,03$

    Vậy khí $B$ gồm $0,03$ mol $O_2$ và $0,03.4 = 0,12$ mol $NO_2$
    Ta có :

    $\%V_{O_2} = \dfrac{0,03}{0,15}.100\% = 20\%$
    $%V_{NO_2} = \dfrac{0,12}{0,15}.100\% = 80\%$

    $b/$

    Theo PTHH :

    $n_{R(NO_3)_n} = \dfrac{4}{n}n_{O_2}$
    $⇔ 0,06 = \dfrac{4}{n}.0,03$
    $⇔ n = 2$

    $2R(NO_3)_2 \xrightarrow{t^o} 2RO + 4NO_2 + O_2$

    Theo PTHH :

    $n_{RO} = 2n_{O_2} = 0,03.2 = 0,06(mol)$

    $⇒ M_{RO} = R + 16 = \dfrac{6,3}{0,06} = 105$
    $⇒ R = 89$
    Vậy, chứng tỏ muối nitra dư

    Bảo toàn khối lượng , ta có :

    $m_{R(NO_3)_n} = m_A + m_B = 6,3 + 0,03.32 + 0,12.46 = 12,78(gam)$
    $⇒ M_{R(NO_3)_n} = R + 62n = \dfrac{12,78}{0,06} = 213$

    Nếu $n = 1$ thì $R = 151$ → Loại

    Nếu $n = 2$ thì $R = 89$ → Loại

    Nếu $n = 3$ thì $R = 27(Al)$
    Vậy kim loại R là $Al$

     

    Trả lời

Viết một bình luận