Phân tích cái hay của những câu thơ sau đây : a) Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiêng sầu… b) Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài t

By Gianna

Phân tích cái hay của những câu thơ sau đây :
a) Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiêng sầu…
b) Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
PS: ngữ văn 8 bài “ông đồ” trang 8 và 9 sgk tập 2.????

0 bình luận về “Phân tích cái hay của những câu thơ sau đây : a) Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiêng sầu… b) Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài t”

  1. a,

    “Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu”.

    “Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. “Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: “mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

    “Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài giời mưa bụi bay”

            Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? “Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:

    “Ngoài giời mưa bụi bay”

      “Giời” chứ không phải là “trời”.

    Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ”, trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

    Trả lời
  2. Những câu thơ trên tả cảnh ngụ tình:

    +Hình ảnh đẹp nhưng gợi ra sự tàn lụi, u uất.

    +Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng  như chính những đồ vật gắn với nghề của ông (giấy đỏ, mực tàu ).

    +Biện pháp nhân hóa làm cho “giấy”, “mực” tưởng như vô tri bỗng trở nên sinh động mang tâm trạng sầu bi như con người.

    +Hình ảnh thiên nhiên: lá vàng, mưa bụi càng tô đậm hơn sự hiu quạnh, lạnh lẽo của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững quên lãng của người đời.

    → Là những câu thơ đẹp, hoài cổ , ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa tinh thần “vang bong một thời”.

    Trả lời

Viết một bình luận