Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Tại sao tác giả lại so sánh hình ảnh cuộc đời ngưòi phụ nữ trong xã hội xưa với hình ảnh

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Tại sao tác giả lại so sánh hình ảnh cuộc đời ngưòi phụ nữ trong xã hội xưa với hình ảnh traí bần?

0 bình luận về “Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Tại sao tác giả lại so sánh hình ảnh cuộc đời ngưòi phụ nữ trong xã hội xưa với hình ảnh”

  1.  Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh. Đó cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Hạnh phúc của họ mong manh, phụ thuộc vào người khác. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công. Họ phải chịu sự khinh rẻ, coi thường của người đời. Chính những thế lực tàn bạo, những hủ tục phong kiến đã chèn ép họ. Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà thấy mình nào có khác? Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh trên. Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

    Bình luận
  2. Vì ta biết trái bần đồng nghĩa với từ bần :nghèo khó , là trái chua, chát, mọc lên khỏi mắt bùn, cũng như vậy người phụ nữ thời xưa cũng trải  qua bao nhiêu sóng gió trên cuộc đời,bị đối xử bất công,lênh đênh trên cuộc đời.

    Bình luận

Viết một bình luận