Từ bài “Làng” của Kim Lân hãy liên hệ tác phẩm “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc. Và liên hệ thực tế. (Chú ý cách làm bài: dẫn dắt chủ đề từ hai tá

By Eva

Từ bài “Làng” của Kim Lân hãy liên hệ tác phẩm “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc. Và liên hệ thực tế.
(Chú ý cách làm bài: dẫn dắt chủ đề từ hai tác phẩm từ vẻ đẹp người nông dâm VN thời xưa. Nêu điểm chung và điểm riêng của hai tác phẩm. Và tứ đí liên hệ đời thực.)

0 bình luận về “Từ bài “Làng” của Kim Lân hãy liên hệ tác phẩm “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc. Và liên hệ thực tế. (Chú ý cách làm bài: dẫn dắt chủ đề từ hai tá”

  1. Bài Làm :

    Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ
    nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đây, một nền văn học
    mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội được khai sinh.
    Nền văn học mới phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến năm
    1975, và giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. Văn học Việt Nam giai
    đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là nền văn học
    của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
    Đường lối văn nghệ của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên
    một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức
    và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ. Ở giai đoạn này, trên đất
    nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô
    cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
    trên miền Bắc,… Những sự kiện ấy đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ
    đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Gắn
    bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động, phát
    triển của nền văn học cách mạng ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của
    dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tổ quốc trở thành đề
    tài trung tâm, trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt trong những bài thơ
    của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Giang Nam, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến
    Duật, Nguyễn Khoa Điềm,…; trong những truyện ngắn và tiểu thuyết của
    Nguyễn Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Phan Tứ,
    Nguyễn Minh Châu,…

    Trả lời

Viết một bình luận