Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về cảm xúc của em sau khi học xong tác phẩm “truyện người con gái Nam Xương”, trong đó có sử dụng thành phần tình

By Gabriella

Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về cảm xúc của em sau khi học xong tác phẩm “truyện người con gái Nam Xương”, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và cảm thán

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về cảm xúc của em sau khi học xong tác phẩm “truyện người con gái Nam Xương”, trong đó có sử dụng thành phần tình”

  1. Bạn kham khảo nha ^^

    Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm viết về cuộc đời và số phận của người con gái tên Vũ Thị Thiết, đó là người con gái có vẻ đẹp toàn diện cả về dung mạo lẫn phẩm chất nhưng vì một hiểu lầm không đáng có của người chồng, nàng đã phải kết thúc cuộc đời mình trong nỗi oan ức đầy bi kịch. Đó là nỗi oan khiên sâu nặng mang tên thất tiết, mà trong xã hội phong kiến xưa , người phụ nữ thất tiết không thể tha thứ.

    Vũ Thị Thiết là người con gái có dung mạo hơn người, hiền hậu nết na hết lòng vì chồng, vì con. Nàng là người vợ thủy chung son sắc, sống nặng tình nặng nghĩa vớ chồng. Ở vị thế của một người con dâu, nàng là một người con hiếu thảo hết lòng với mẹ chồng, nàng coi mẹ của Trương Sinh như chính mẹ ruột của mình để chăm sóc, hiếu dưỡng hết lòng.

    Tuy nhà nghèo nhưng khi mẹ ốm nàng vẫn hết lòng chạy chữa thuốc thang, cầu khấn trời phật, nói những lời ngon ngọt để động viên người mẹ già yếu, lời nói của người mẹ trước khi chết đã thể hiện được tấm lòng người con của Vũ Thị Thiết “…xanh kia sẽ chẳng phụ con như con chẳng phụ mẹ”, đó là lời nhận xét nhưng cũng chính là lời cầu chúc cho tương lai tươi sáng của Vũ Nương và Trương Sinh. Tuy nhiên, cuộc sống lại không như mong muốn, khi Trương Sinh trở về, vì một lời nói ngây thơ của đứa con nhỏ mà chàng một mực khẳng định vợ thất tiết, không chung thủy để rồi gây ra nỗi oan khuất khôn nguôi cho Vũ Nương.

    Ở địa vị của một người mẹ, Vũ Nương là một người mẹ thương con, vì không muốn con cảm thấy thua thiệt vì không nhận được sự chăm sóc của người cha mà Vũ Nương đã chỉ vào bóng mình và nói đó chính là cha của đứa bé. Vì còn nhỏ nên cậu bé ngây thơ đã không hiểu và nói với Trương Sinh rằng cha bé tối nào cũng đến. Lời nói vừa châm lên ngọn lửa nghen tuông mù quáng của Trương Sinh.

    Nỗi oan của Vũ Nương là nỗi oan của người vợ thủy chung bị nghi ngờ hư hỏng, thất tiết. Đây là một tội lỗi nặng nề trong xã hội phong kiến xưa, không thể được chấp nhận, không thể tha thứ. Với một con người trong sạch, ngay thẳng như Vũ Nương, đó là một nỗi oan khủng khiếp. Quá bế tắc, nàng đã lựa chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân.

    Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật được Nguyễn Dữ thể hiện thông qua việc trực tiếp giới thiệu tính cách Vũ Nương, khắc họa Vũ Nương qua hnahf động,lời nói, tâm trạng (hiếu thảo, đảm đang, thương chồng, thủy chung). Ngoài ra, Nguyễn Dữ còn khắc họa tính cách Vũ Nương qua chi tiết kì ảo.

    Trả lời

Viết một bình luận